- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ ít phải chịu đau và đỡ mất sức
Giảm ngứa do gây tê ngoài màng cứng khi sinh mổ
Bà bầu có nên áp dụng kỹ thuật đẻ không đau?
Đau đầu do mất nước - bệnh thường gặp vào mùa Hè
9 nguyên nhân có thể dẫn đến cơn đau đầu của bạn
Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống là gì?
Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống là phương pháp thường được áp dụng cho những thai phụ không chịu được cảm giác đau đớn khi chuyển dạ. Khi thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, bác sỹ sẽ tiêm thuốc giảm đau vào vùng giữa các đốt sống và dịch tủy sống (hay còn gọi là khoang ngoài màng cứng). Với thủ thuật gây tê tủy sống, bác sỹ sẽ tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào tủy sống.
Khi gây tê màng cứng, thuốc giảm đau sẽ được tiêm vào vùng giữa các đốt sống
Vì sao gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống khiến chị em bị đau đầu?
Bộ não và tủy sống được bao quanh bởi màng cứng chứa dịch não tủy. Trong gây tê ngoài màng cứng, bác sỹ gây tê có thể không tìm thấy khoang ngoài màng cứng và chọc thủng các màng cứng khiến dịch não tủy tràn ra ngoài.
Trong gây tê tủy sống, dù mũi kim tiêm rất nhỏ nhưng nó vẫn có thể gây rò dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng và gây nên tình trạng đau đầu.
Đau đầu do gây tê màng cứng, gây tê tủy sống phải làm sao?
Đau đầu sau gây tê màng cứng, gây tê tủy sống có thể kéo dài hàng tuần sau sinh. Nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp phụ nữ sau sinh chống lại cơn đau này. Không nên sử dụng gối đầu sau khi thực hiện gây tê tủy sống hoặc gây tê màng cứng vì nó khiến cơn đau đầu tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp, thuốc giảm đau Paracetamol có thể giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau đầu.
Đau đầu là tác dụng phụ thường gặp khi gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống
Đau đầu sau gây tê: Khi nào nên lo lắng?
Nếu tình trạng đau đầu kéo dài quá lâu, có thể bệnh nhân đang gặp những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị chảy máu trong gây tụ máu dưới màng cứng. Trong trường hợp này, bác sỹ gây mê có thể cân nhắc thực hiện vá màng cứng bằng máu tự thân (blood patch). Máu tự thân sẽ được tiêm vào khoang ngoài màng cứng có tác dụng bịt kín lỗ thủng trên màng cứng. Kỹ thuật này tương đối hiệu quả với người bị đau đầu sau thủng màng cứng. Nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hoặc chảy máu là những biến chứng có thể gặp khi thực hiện thủ thuật này. Nếu sau khi vá màng cứng bằng máu tự thân, bạn gặp những triệu chứng như: Khó khăn khi đi tiểu, đau lưng nặng, mất cảm giác ở lưng hoặc chân thì hãy đi khám bác sỹ ngay.
Bình luận của bạn