Đau tim khi tập gym: Dấu hiệu chớ bỏ qua

Tập gym không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe tim

Vì sao mùa lạnh làm gia tăng cơn đau tim?

Những lầm tưởng về tập luyện thể thao bạn có thể mắc phải

Mùa lạnh đến, làm thế nào để duy trì động lực tập luyện?

5 lý do bạn nên uống trà xanh sau khi tập luyện

Vì sao đau tim khi tập gym?

Đau tim xảy ra khi máu chảy đến các cơ tim ngừng lại. Điều này chủ yếu do sự hình thành cục máu đông trong động mạch ngăn chặn máu chảy đến tim khiến các mô mất oxy và dẫn đến cơn đau tim. Nguyên nhân phổ biến hình thành cục máu đông là sự tích tụ cholesterol hoặc chất béo bên trong thành động mạch tạo thành các mảng xơ vữa, có khả năng vỡ ra và hình thành cục máu đông.

Trên thực tế, tập luyện thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Nhưng nếu tập luyện quá sức, tập quá nhiều mà không biết điểm dừng thì lại gây hại cho tim thay vì có lợi. Nguy cơ này cũng gia tăng theo độ tuổi của bạn.

Dấu hiệu cơn đau tim sắp xảy ra khi tập gym

Cơ thể thường sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo khi có sự bất thường

Cơ thể thường sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo khi có sự bất thường

Một số dấu hiệu sau cảnh báo những cơn đau tim sắp xảy đến với bạn khi tập gym không đúng cách và tập quá sức: Tức ngực, đổ mồ hôi đầm đìa, đau vai, tê ở hàm - cổ và tê các vùng trên cơ thể, nhịp tim rất nhanh, không thể giữ thăng bằng cơ thể, khó thở, buồn nôn.

Ngay khi các triệu chứng trên xuất hiện, bạn nên tạm dừng thói quen tập luyện này và tham khảo ý kiến huấn luyện viên. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn về cách thức tập phù hợp với sức khỏe tim. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra tim hàng năm giúp phòng ngừa các biến cố về tim.

Tập luyện bao nhiêu là quá sức?

Nên tuân thủ hướng dẫn của huấn luyện viên phòng tập với thể trạng của bạn

Nên tuân thủ hướng dẫn của huấn luyện viên phòng tập với thể trạng của bạn

Mỗi cơ thể đều có tần suất mà mức độ tập gym khác nhau. Do đó, bạn chỉ nên tập luyện theo hướng dẫn của các huấn luyện viên và không nên tự tập luyện theo những gì người khác đang làm. Điều quan trọng nữa là bạn nên cho huấn luyện viên biết về tình trạng sức khỏe của mình giúp huấn luyện viên quyết định lượng bài tập phù hợp mà cơ thể bạn có thể thực hiện.

Theo các chuyên gia, những cách tập luyện vừa phải như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe cũng rất tốt cho cơ thể và cũng đủ để giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn muốn có một cơ thể săn chắc thì tập luyện nghiêm ngặt và nâng tạ cũng không có hại. Nhưng người bệnh tim thì phải rất thận trọng để tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên để tránh lạm dụng quá sức có thể nguy hiểm tính mạng.

Như vậy, việc hiểu tình trạng sức khỏe bản thân và tuân thủ chế độ tập luyện phù hợp theo khuyến nghị là rất quan trọng. Bạn không nên tự tập gym theo người khác, cũng không nên gắng sức quá mức bởi có thể sẽ tạo ra một lượng hormone adrenaline khổng lồ khiến huyết áp, nhịp tim tăng vọt và những cơn đau tim đột ngột hoặc ngừng tim.

 
Nguyễn Thanh (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp