Trời mưa lạnh, làm sao để phòng biến cố tim mạch?

Bảo vệ sức khỏe tim mạch trong mùa Đông là rất cần thiết, đặc biệt là với người cao tuổi

Nguy cơ đột quỵ não đến từ môi trường sống của bạn

Nguy cơ đột quỵ ở người xơ vữa động mạch khi thời tiết thay đổi

Bị ngoại tâm thu, khi nào cần can thiệp đốt điện tim?

Thời tiết giao mùa, người mỡ máu cao phòng bệnh tái phát thế nào?

Lý giải nguyên nhân biến cố tim mạch dễ xảy ra trong mùa Đông, TS.BS Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, thời tiết mưa lạnh tác động tiêu cực trái tim của bạn do cơ chế tự bảo vệ bằng cách tăng co mạch, tăng huyết áp và tăng co bóp tim.

Hơn nữa, nhiệt độ hạ thấp cũng gây ra những thay đổi nồng độ một số thành phần trong máu, tăng độ nhớt và có thể làm rối loạn đông máu. Đặc biệt, người cao tuổi có nguy cơ gặp các biến chứng của bệnh tim mạch cao hơn trong thời tiết mưa lạnh.

Để hạn chế những biến cố tim mạch như đau tim, đột quỵ trong thời tiết lạnh, bạn cần thực hiện các lời khuyên sau:

Mặc đủ ấm để ngăn ngừa hạ thân nhiệt

Giữ ấm giúp trái tim và cơ thể người bệnh tim mạch tránh được các biến chứng nguy hiểm

Giữ ấm giúp trái tim và cơ thể người bệnh tim mạch tránh được các biến chứng nguy hiểm

Người cao tuổi càng cần được mặc đủ ấm hơn, do khối cơ giảm theo tuổi có nghĩa là tấm áo che phủ cơ thể bị mỏng đi và giảm chức năng bảo vệ những cơ quan quan trọng của cơ thể, dễ hạ thân nhiệt trong thời tiết mưa lạnh.

Người mắc bệnh tim mạch cần mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà. Ngoài áo ấm, bạn còn cần dùng tất dày, khăn quàng cổ, mũ len khi đi ra ngoài trời mưa lạnh, tránh không khí lạnh tiếp xúc những vùng da đầu mặt cổ gây co mạch ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động hệ tim mạch.

Tránh hít thở không khí lạnh

Trong những ngày mưa lạnh, khẩu trang, khăn che mũi/miệng không chỉ giúp phòng bệnh đường hô hấp mà còn giúp giữ ấm đường thở. Các bệnh lý hô hấp gây khó thở như cúm mùa là yếu tố dễ làm tái phát bệnh tim mạch có sẵn.

Tránh làm việc nặng trong vòng 30 phút đầu tiên sau khi thức dậy

người cao tuổi cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy

Người cao tuổi cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy

Theo khảo sát của Bệnh viện TWQĐ 108 trong vòng 2 năm (2016, 2017), có đến gần 2/3 số bệnh nhân bị đột quỵ diễn ra vào sáng sớm (5-8 giờ). Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng nhanh lúc thức dậy và buổi sáng. Ngoài ra, sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu trở nên cô đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi. 

Trong thời tiết lạnh, người mắc bệnh tim mạch không nên xuống giường ngay mà nên dành một ít phút sau khi tỉnh giấc để cho cơ thể quen dần với trạng thái mới. Bạn cũng cần khởi động trước khi đi ra bên ngoài và làm việc trong thời tiết mưa lạnh.

Tránh tình trạng mất nước

Người cao tuổi cần uống nhiều lần trong ngày, không đợi đến lúc thấy khát. Lựa chọn lý tưởng cho đối tượng mắc bệnh lý tim mạch là uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày. Không uống cà phê hay hút thuốc trong vòng một giờ trước khi làm việc nặng vì chúng làm tăng co bóp tim.

Lời khuyên cho người bệnh tim mạch là hạn chế sử dụng đồ uống có cồn trong thời tiết lạnh. Khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ tử vong rất cao.

Giữ thói quen tập thể dục  

Tập thể dục với cường độ vừa phải giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch suốt mùa Đông

Tập thể dục với cường độ vừa phải giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch suốt mùa Đông

Tập thể dục là biện pháp hữu hiệu trong dự phòng các bệnh tim mạch cũng như nâng cao sức khỏe toàn diện. Trong ngày Đông mưa lạnh, bạn vẫn nên duy trì đi bộ 30 phút mỗi ngày trong nhà kín gió. Không nên dậy sớm và tập thể dục ngoài trời trong thời tiết lạnh – đây là thời điểm có nguy cơ đột quỵ cao. Thay vào đó, những môn phù hợp và an toàn hơn là dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền…

Tự theo dõi sức khỏe và uống thuốc đều đặn

Người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp… có khi phải dùng thuốc cả đời. Vì vậy, trong mùa Đông, bạn càng cần tuân thủ dùng thuốc, kết hợp theo dõi các chỉ số sức khỏe đều đặn để có thể điều chỉnh kịp thời.

Trong sinh hoạt hàng ngày, người cao tuổi, có bệnh lý tim mạch cần chú ý với những dấu hiệu bất thường như: Chóng mặt, đau nhức đầu, đau thắt ngực và khó thở. Khi có các dấu chứng nghi ngờ, thông báo ngay cho bác sỹ hoặc đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già