Không chủ quan với dấu hiệu đau vùng chậu

Đau vùng chậu có nguy hiểm không?

4 dấu hiệu điển hình cảnh báo u nang buồng trứng

Người bị u nang buồng trứng kiêng ăn gì?

Mách bạn 3 mẹo hay giảm đau lưng dưới tại nhà hiệu quả

Vì sao phụ nữ mang thai thường bị đau lưng và đau vùng chậu?

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung thường ảnh hưởng đến buồng trứng, ống dẫn trứng và mô lót khung chậu, thậm chí lan sang các khu vực khác. Bệnh có thể gây đau vùng chậu từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là trong ngày hành kinh.

Một số triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung gồm: Đau bụng kinh, đau và chuột rút vùng chậu trước và trong ngày hành kinh, đau lưng dưới và đau bụng, đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu khi đi tiểu, kinh nguyệt quá nhiều hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u không phải ung thư hình thành trong hoặc trên thành tử cung. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của những khối u này, người bệnh có thể thấy đau vùng chậu. Các triệu chứng khác của u xơ tử cung gồm: Kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu giữa các kỳ kinh, chướng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, đau khi quan hệ tình dục, đau lưng dưới, táo bón hoặc cảm thấy áp lực lên trực tràng, âm đạo tiết dịch nhiều ngày, khó đi tiểu hoặc khó làm trống hoàn toàn bàng quang.

Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là tình trạng nhiễm trùng một hoặc nhiều cơ quan sinh sản trong khung chậu như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Tuy không phải ai bị PID cũng thấy đau vùng chậu vì tùy thuộc vào tình trạng viêm. Các triệu chứng khác của PID gồm: Dịch tiết âm đạo bất thường hoặc nhiều và có thể có mùi khó chịu; Âm đạo chảy máu bất thường, đặc biệt là trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh; Đau khi quan hệ; Sốt, đôi khi kèm theo ớn lạnh; Đau khi đi tiểu, khó tiểu hoặc tiểu thường xuyên.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng viêm hoặc kích thích thành bàng quang. Bệnh thường gây đau ở xương chậu. Các triệu chứng khác gồm: Đi tiểu thường xuyên hoặc buồn tiểu đột ngột; Cảm giác áp lực, đau và nhức xung quanh bàng quang, xương chậu và khu vực giữa hậu môn và âm đạo hoặc hậu môn và bìu; Đau khi quan hệ tình dục; Khó chịu hoặc đau ở dương vật và bìu.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những túi rắn hoặc chứa đầy chất lỏng hình thành bên trong hoặc trên bề mặt buồng trứng. Tùy vào kích thước hoặc vị trí của u, có thể gây đau âm ỉ hoặc đau nhói vùng xương chậu hoặc đau theo cơn. U nang buồng trứng còn có các triệu chứng khác như: Đau âm ỉ ở lưng dưới và lan xuống đùi; Khó làm rỗng hoàn toàn bàng quang; Muốn đi tiểu nhiều hơn; Đau khi quan hệ tình dục; Tăng cân không rõ nguyên nhân; Chảy máu âm đạo bất thường; Đau bụng kinh; Đau vú.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận

Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và lây nhiễm vào đường tiết niệu. Niêm mạc bàng quang và niệu đạo của người bệnh thường bị kích thích, gây đau ở xương chậu và lưng dưới. Các triệu chứng khác gồm: Đau hoặc rát khi đi tiểu; Đi tiểu thường xuyên; Muốn đi tiểu dù bàng quang rỗng; Nước tiểu có máu.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) ảnh hưởng đến dạ dày và ruột với các triệu chứng như chuột rút, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón. Đau vùng chậu thường gặp ở những người mắc IBS vì các bộ phận của đường tiêu hóa nằm trong hoặc phía trên xương chậu bị viêm. Theo các nhà nghiên cứu, những người mắc IBS cũng có thể có sàn chậu hoạt động quá mức, nghĩa là các cơ bị căng và co lại, ngay cả khi nghỉ ngơi.

Đau bụng kinh

Đây là những cơn đau quặn vùng bụng dưới hoặc xương chậu, thường xảy ra ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh, đỉnh điểm là 24 giờ sau khi bắt đầu kỳ kinh và giảm dần sau 2-3 ngày, đâu âm ỉ và liên tục, cơn đau lan xuống lưng dưới và đùi.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính/đau vùng chậu mạn tính 

Hội chứng đau vùng chậu mạn tính (Chronic pelvic pain syndrome - CPPS) là một chứng rối loạn trong đó cơn đau vùng chậu liên tục, bắt nguồn từ bất kỳ cơ quan nào như tiết niệu, tiêu hóa, cơ xương chậu hoặc hệ thần kinh. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính là một loại CPPS, người bệnh thường bị khó tiểu, đau khi đi tiểu, đau ở háng, vùng xương chậu hoặc bộ phận sinh dục, đau trong hoặc sau khi xuất tinh.

Viêm ruột thừa

Ruột thừa bị viêm có thể gây áp lực lên xương chậu và gây đau. Các triệu chứng khác của viêm ruột thừa gồm: Đau bụng, nôn, ăn mất ngon, sốt và ớn lạnh, khó đại tiện, tiêu chảy. Đây được coi là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức.

Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) như chlamydia và lậu có liên quan đến bệnh viêm vùng chậu. Người bệnh thường thấy tiểu bất thường và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Người có nguy cơ mắc STI cao hơn nếu quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, hoặc có bạn tình bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của thai phụ

Mang thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của thai phụ

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung. Theo Mayo Clinic, một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai ngoài tử cung là đau vùng chậu cùng với chảy máu nhẹ. Dần dần có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau vai, buồn đi đại tiện.

Dính vùng chậu

Dính vùng chậu là mô sẹo có thể hình thành do nhiễm trùng cũ, lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật trước đó hoặc các vấn đề khác trong khu vực này. Dính vùng chậu có thể dẫn đến đau vùng chậu mạn tính ở một số phụ nữ cùng các triệu chứng khác, tùy thuộc vào vị trí mô sẹo xuất hiện.

Táo bón

Vì các bộ phận của đường tiêu hóa nằm trong vùng xương chậu nên táo bón có thể là nguyên nhân gây đau vùng chậu. Nguy cơ táo bón cao nếu: Không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, không tập thể dục đầy đủ, sinh hoạt không điều độ, ăn nhiều sữa hoặc phô mai, dùng một số thuốc gây táo bón.

Sảy thai

Sảy thai là tình trạng mất thai trước 20 tuần tuổi. Cơ quan sinh sản nằm trong vùng xương chậu, do đó sảy thai có thể gây đau vùng chậu. Các triệu chứng phổ biến khác của sảy thai là: Chảy máu âm đạo có hoặc không kèm đau, chất lỏng hoặc mô đi ra từ âm đạo, tim đập nhanh.

Thoát vị bẹn

Là tình trạng khi một tạng hay một phần nào đó trong ổ bụng thoát qua huyết khổng của thành bụng, chui qua ống bẹn sau đó đi xuống bìu hoặc xuống dưới da. Thoát vị bẹn có khả năng gây đau vùng chậu, kèm một số triệu chứng khác như: Xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn kèm nóng rát hoặc đau nhức, đau hoặc khó chịu ở háng, đau và sưng quanh tinh hoàn.

Ung thư buồng trứng hoặc đại trực tràng

Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng hoặc ung thư đại trực tràng, vì bắt đầu ở vùng xương chậu. Ban đầu, ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi tiến triển, bệnh có thể gây đau vùng chậu cùng với: Bụng đầy hơi, cảm thấy no nhanh, ít thèm ăn, thường xuyên đi tiểu, táo bón hoặc tiêu chảy, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, đau lưng, giảm hoặc tăng cân.

Với ung thư đại trực tràng, ngoài đau vùng chậu, người bệnh còn thấy các dấu hiệu như: Tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần, máu trong phân (đỏ tươi, nâu sẫm hoặc đen), đau bụng, mệt mỏi, giảm cân.

Nhìn chung, đau vùng chậu là một dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, nếu bạn bị đau vùng chậu dữ dội, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa