Đề phòng trẻ tiêu chảy cấp khi trời nắng

Mắc tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, ăn uống kém

Phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ nhỏ

Khắc phục tiêu chảy cấp ngay và luôn nhờ ăn uống

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Tại sao trẻ dễ bị tiêu chảy cấp khi trời nắng

Hiện nay, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... sinh sôi làm mầm bệnh dễ lây lan, đặc biệt là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.

Nóng ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, đặc biệt là vi khuẩn tả (V. cholerae), lỵ (Shigella), E.coli, thương hàn (Salmonella), vi khuẩn ngộ độc thịt (C. botuninum)... khiến thức ăn dễ nhiễm khuẩn, bùng phát gây tiêu chảy cấp.

Mùa nắng, thực phẩm rất dễ hỏng (thực phẩm tươi sống, chín) nếu không được bảo quản tốt, ăn phải các loại thực phẩm này rất dễ bị ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy cấp.

Trong ngày nắng, cha mẹ thường cho con uống nước lạnh, nước đá, ăn kem để giải khát. Nếu không tiệt khuẩn rất dễ nhiễm độc, gây tiêu chảy cho trẻ.

Biện pháp đề phòng trẻ tiêu chảy cấp khi trời nắng

Bảo đảm an toàn thực phẩm

Lựa chọn những thực phẩm an toàn, sạch để chế biến cho trẻ. Trước khi nấu cần cần chú ý rửa rau, thịt thật sạch.

Thức ăn đã nấu chín hay còn dư đều cần được bảo quản tốt. Với thức ăn sử dụng ngay sau khi chế biến, nên đậy lồng bàn và bảo quản nơi thoáng mát. Với thức ăn để sử dụng sau vài tiếng hoặc 1 ngày, cần bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ cần thiết, tránh ôi thiu.

Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nếu ăn rau quả sống phải rửa thật kỹ (tốt nhất rửa trực tiếp dưới vòi nước); Không cho trẻ ăn thịt các loại động vật như cá nóc, cóc, các loại nấm mà chưa biết rõ nguồn gốc.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ

Thói quen rửa tay giúp trẻ ngăn ngừa các tác nhân vi khuẩn, virus

Thói quen rửa tay giúp trẻ ngăn ngừa các tác nhân vi khuẩn, virus

Cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân và rửa tay hàng ngày bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên thường xuyên rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh, hạn chế để trẻ hình thành thói quen mút tay… Đảm bảo tay và đồ chơi của bé luôn sạch để đề phòng trường hợp bé đưa lên miệng ngậm, mút. Không cho bé chơi dưới nền đất hay sàn nhà bẩn, không hợp vệ sinh.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Sữa mẹ an toàn, chứa kháng thể cao, giúp bé yêu chống lại các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy. Mẹ nên nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Với trẻ lớn hơn, nên có chế độ ăn giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh làm “hàng rào miễn dịch” chống lại bệnh tật. Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Cho trẻ ăn sữa chua, men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn, tăng cường hệ tiêu hoá phòng ngừa tiêu chảy cho bé.

Vệ sinh môi trường xung quanh bé

Cha mẹ cần lưu ý bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh trẻ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sàn nhà, đồ chơi và các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Khoá vòi nước hoặc tay nắm nhà vệ sinh là những vật trung gian lây bệnh cần thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ