Đầy hơi có phải chỉ do thực phẩm?
Vì sao ăn trái cây bị đầy hơi?
Phải làm gì để tránh đầy hơi, táo bón khi ăn nhiều chất xơ?
Cách tránh các vấn đề về tiêu hóa khi ăn táo
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh với 6 loại thảo dược
Đầy hơi là cảm giác khó chịu, đầy hơi hoặc áp lực trong dạ dày, điều này thường xảy ra sau bữa ăn. Khi bị đầy hơi, bạn có thể nhận thấy hoặc có cảm giác no như không còn chỗ trống trong dạ dày, khó chịu hoặc đau ở vùng dạ dày, ợ hơi hoặc xì hơi, sưng hoặc giãn nở ở vùng dạ dày. Có nhiều người, tình trạng đầy hơi và các triệu chứng nhẹ liên quan chỉ thỉnh thoảng xảy ra, thường là sau khi ăn.
Đầy hơi kéo dài bao lâu sau khi ăn?
Tình trạng đầy hơi thỉnh thoảng xảy ra sau khi ăn và thường chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày. Thực tế, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn sẽ đầy hơi trong bao lâu gồm: Vấn đề không dung nạp thực phẩm, hội chứng ruột kích thích (IBS), hay thời gian cơ thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn có thể từ 2 đến 5 ngày.
Nguyên nhân gây đầy hơi sau khi ăn
Bị đầy hơi sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm, hoặc một số vấn đề sức khỏe nhất định. Những nguyên nhân thường gặp gây đầy hơi sau khi ăn gồm:
- Nuốt không khí trong khi nhai thức ăn.
- Ăn quá nhiều trong một lần ngồi.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc chất thay thế đường.
- Không dung nạp lactose hoặc các vấn đề khác về tiêu hóa thức ăn.
- Bị táo bón.
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc IBS.
- Vi khuẩn phát triển quá mức trong dạ dày.
- Dùng một số loại thuốc, như một số thuốc được kê đơn cho bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây đầy hơi sau bữa ăn, tuy ít gặp hơn nhưng thường nghiêm trọng hơn, liên quan đến các tình trạng sức khỏe như: Khối u dạ dày, ung thư buồng trứng, bệnh celiac - một tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với gluten, suy tụy - khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng enzyme cần thiết, hội chứng dumping - khi thức ăn di chuyển quá nhanh qua đường tiêu hóa.
Cách khắc phục chứng đầy hơi sau ăn
Nếu hiện tượng đầy hơi thỉnh thoảng xảy ra hoặc ở mức độ nhẹ, một số bước sau có thể giúp giảm tình trạng này:
- Hoạt động thể chất: Tập thể dục đều đặn trước ăn và vận động nhẹ sau ăn để hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi.
- Tự massage vùng bụng: Thực hiện động tác này khi nằm để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Uống trà thảo dược: Trà có nguyên liệu như bạc hà, hoa cúc giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.
- Dùng loại thuốc không kê đơn: Các thuốc chứa simethicone như GasX, Pepto Bismol (bismuth subsalicylate), viên than hoạt tính (charcoal cap) hoặc chất hỗ trợ lactase như Lactaid dùng cho những người không dung nạp sữa.
Những người thường xuyên bị đầy hơi hoặc ở mức độ nặng có thể được khuyến nghị thử các biện pháp điều trị có kê đơn của bác sĩ, gồm:
- Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích như dicylomine.
- Thuốc kháng sinh điều trị tình trạng vi khuẩn có hại phát triển quá mức ở đường ruột.
- Thuốc nhuận tràng nếu đang bị táo bón.
Cách tránh bị đầy hơi sau khi ăn
Để hạn chế nhất hiện tượng đầy hơi sau ăn, bạn nên:
- Uống nhiều nước, ăn thực phẩm tươi, ưu tiên chất béo lành mạnh.
- Hạn chế uống rượu, đồ uống có gas, đồ uống có đường và các thực phẩm gây đầy hơi như bắp cải, súp lơ, sữa, một số loại đậu. Bỏ hút thuốc.
- Ăn đủ chất xơ, tránh ăn quá nhiều chất xơ.
- Tránh các thói quen như nhai kẹo cao su, ngậm kẹo cứng hoặc uống bằng ống hút.
- Ăn chậm.
- Bổ sung probiotic (men vi sinh).
Lưu ý, đôi khi bị đầy hơi sau khi ăn là hiện tượng bình thường. Nhưng bạn cần đi khám ngay nếu thường xuyên bị đầy hơi khó chịu, hoặc đầy hơi kèm triệu chứng phân có máu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ợ nóng, giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt.
Bình luận của bạn