Người cao tuổi nên bắt đầu với các bài tập một cách từ từ
Tập thể dục: Một phút là đủ!
“Tập thể dục” bằng TPCN
Sai lầm cần tránh khi tập thể dục
Dưỡng sinh quan trọng như thế nào?
Bí quyết giúp người già khỏe – đẹp
Lưu ý trong quá trình tập thể dục
Với người cao tuổi thì đầu tiên là phải an toàn, thứ hai là hiệu quả tốt và thứ ba là có hứng thú. Chính vì thế, trước khi tham gia tập thể dục, người cao tuổi (NCT) cần phải tự lượng sức mình để lựa chọn một môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình. Điều quan trọng và cần thiết là các cụ tự xét xem mình có vấn đề gì về tim mạch không? Có hay bị đau ngực không? Có thường hay bị ngất xỉu hoặc xây xẩm mặt mày không?... Nếu có vấn đề sức khỏe thì nên đến khám và hỏi ý kiến bác sỹ để việc tập luyện được an toàn và hiệu quả.
Đối với người cao tuổi chưa bao giờ tập thể dục thể thao thì nên bắt đầu tập nhẹ và tăng dần phù hợp với sức mình, sau khi khỏe hơn mới dần tăng thêm thời gian và nhịp độ luyện tập.
Có nhiều loại hình thể dục khác nhau mà NCT nên chọn, tốt nhất là nên thực hiện một số loại hình hoạt động tiêu thụ nhiều oxy cho ít nhất 30 phút ở hầu hết các ngày trong tuần (đi bộ, bơi lội và đạp xe…). Đồng thời cũng cần có các bài tập kháng lực để luyện sức mạnh cơ bắp 2 ngày mỗi tuần.
NCT nên làm ấm cơ thể trong 5 phút trước mỗi buổi tập thể dục. Đi bộ chậm rãi và các động tác kéo giãn cơ thể là những cách khởi động tốt. Ngoài ra, nên chú ý làm nguội cơ thể bằng các động tác kéo giãn trong 5 phút trước khi kết thúc buổi tập. Nếu thời tiết ấm hoặc nóng, hãy làm nguội cơ thể với thời gian dài hơn.
Môn thể dục dưỡng sinh phù hợp và rất hữu ích cho người cao tuổi
Khi cơ hoặc khớp của NCT bị đau nhức ngay hôm sau, có thể do đã tập quá nhiều. Vì vậy, lần tới nên tập thể dục ở cường độ thấp hơn. Nếu đau hoặc khó chịu vẫn còn, NCT nên hỏi bác sỹ và nói chuyện với bác sỹ nếu trong khi tập thể dục có bất kỳ triệu chứng nào như: Đau ngực hoặc tức ngực; Khó thở; Chóng mặt hoặc choáng; Khó giữ cân bằng; Buồn nôn.
Một số bài tập nên thực hiện
Nâng chân: Trong khi đang ngồi trên ghế, NCT hãy cố gắng nâng hai chân lên sau đó hạ xuống nhưng vẫn giữ chân thẳng. Nếu việc giữ chân thẳng quá khó, hãy cố gắng giữ chân ở tư thế cong nhẹ, như vậy bài tập mới thực sự phát huy hiệu quả. Vài lần cho mỗi ngày sẽ tăng độ dẻo dai của cơ và sức mạnh cho đôi chân.
Đứng trên một chân: Đây là bài tập rất hữu ích trong việc ngăn chặn chứng đột quỵ, bởi tư thế này làm tăng khả năng giữ thăng bằng khi đứng. Thời điểm bắt đầu bài tập, hãy dùng hai tay vịn ghế và giữ thăng bằng trên một chân, sau vài phút thì đổi chân. Khi khả năng giữ thăng bằng tăng dần, bắt đầu vịn ghế bằng một tay và sau đó tiến dần đến việc giữ thăng bằng không cần vịn ghế. Tuy nhiên, khi tập cần có người ở bên cạnh không nên tập một mình để phòng ngừa tai nạn đáng tiếc.
Duỗi: NCT ngồi trên ghế, sau đó cúi đầu xuống nhưng vẫn giữ hai tay xuôi thẳng xuống đất. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên để thân người quá căng hay gập người sâu, như vậy sẽ rất nguy hiểm.
Ngồi xổm: Làm tăng sức dẻo dai cho đôi chân và vùng mông bằng một bài tập đơn giản, ngồi xuống đứng lên vài lần. Nghe có vẻ khó tin, thế nhưng bài tập đơn giản này lại hiệu quả không ngờ.
Đi bộ là bài tập an toàn dễ thực hiện
Đi bộ: Đây là một trong những bài tập dễ thực hiện nhất. Chỉ cần đi dạo xung quanh khu vực bạn sinh sống nếu đẹp trời, cũng có thể đi bộ trong nhà. Bài tập đơn giản này không chỉ giúp đôi chân trở nên dẻo dai, mà còn tránh ảnh hưởng lên các cơ như các bài tập thể dục nặng khác.
Chạy bộ: Nên mua một đôi giày tốt để chuẩn bị cho bài tập này. Việc chạy bộ có thể được thực hiện trong nhà và ngoài trời tùy vào điều kiện thời tiết và sở thích của mỗi NCT. Đây là một bài tập thể dục rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên NCT không nên chạy quá sức.
Chống đẩy trên tường: Đứng thẳng đặt tay áp vào tường, dần dần dồn cơ thể vào phía tường, sau đó đẩy cơ thể cách xa tường để quay trở lại vị trí bắt đầu.
Bài tập ngồi kéo cáp: Ngồi trên một chiếc ghế ở tư thế chèo thuyền, thực hiện động tác chèo thuyền, 10 lần cho tay trái và sau đó 10 lần cho tay phải. Sau đó, có thể tăng số lần tùy vào khả năng của mỗi người.
Nhún vai: Giữ vật nặng trong mỗi bàn tay với cánh tay đặt ở cùng bên. Nâng vai về phía tai và sau đó hạ xuống.
Bình luận của bạn