Đi bộ nhanh có thể giúp giảm chứng rối loạn nhịp tim

Đi bộ nhanh đang là một hoạt động được nhiều người ưa chuộng

Đi bộ giúp người cao tuổi sống lâu, sống khỏe

Color Walk: Hành trình đi bộ màu sắc giúp giải tỏa stress

Podcast: Cách đi bộ để giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả

Tốc độ đi bộ nói lên điều gì về sức khỏe?

Hoạt động thể chất từ lâu đã được chứng minh là yếu tố giúp giảm nguy cơ phát triển các rối loạn nhịp tim và các bệnh lý tim mạch khác. Nghiên cứu mới đây của TS. Jill Pell, Giám đốc Viện Sức khỏe và Hạnh phúc tại Đại học Glasgow (Scotland) đã làm sâu sắc thêm hiểu biết này.

TS. Pell cho biết, dù đi bộ chậm vẫn mang lại lợi ích sức khỏe so với lối sống tĩnh tại, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy việc đi bộ với tốc độ nhanh hơn có thể cung cấp sự bảo vệ tim mạch vượt trội hơn.

Các vấn đề về nhịp tim đang là mối nguy cao với sức khoẻ

Rối loạn nhịp tim là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến các bệnh tim mạch, ngừng tim đột ngột, suy giảm chức năng và tử vong. Loạn nhịp tim bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có nhịp tim nhanh (tachycardia), nhịp tim chậm (bradycardia) và rung nhĩ (atrial fibrillation - afib).

Rung nhĩ là một tình trạng đặc trưng bởi sự co bóp bất thường và rất nhanh của tâm nhĩ, với tần số có thể dao động từ 300 đến 600 nhịp mỗi phút, trong khi nhịp tim bình thường ở người trưởng thành khỏe mạnh dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Tỷ lệ mắc loạn nhịp tim đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Đáng chú ý, số ca rung nhĩ đã tăng gấp đôi trong 3 thập kỷ qua, ước tính ảnh hưởng đến gần 60 triệu người trên thế giới vào năm 2019.

Vậy đi bộ nhanh tạo ra sự khác biệt gì?

Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tăng cường hoạt động đi bộ hàng ngày (trên 2.200 bước) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong. Để làm rõ hơn về vai trò của tốc độ đi bộ đối với nguy cơ rối loạn nhịp tim, TS. Pell và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ ngân hàng dữ liệu UK Biobank.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã xác định được hơn 420.000 người tham gia, những người đã cung cấp thông tin về tốc độ đi bộ thông qua bảng câu hỏi. Những người này có độ tuổi trung bình là 55, với 55% là nữ và phần lớn (97%) là người da trắng. Những người có tiền sử rối loạn nhịp tim tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu đã bị loại khỏi phân tích.

Ngoài cải thiện sức khoẻ tim mạch, đi bộ nhanh còn giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.

Ngoài cải thiện sức khoẻ tim mạch, đi bộ nhanh còn giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.

Bên cạnh đó, thông tin chi tiết về thời gian và tốc độ đi bộ của gần 82.000 người sử dụng thiết bị theo dõi hoạt động cũng được thu thập. Trong nghiên cứu này, tốc độ đi bộ được phân loại thành 3 mức: chậm (dưới 3 dặm/giờ), ổn định (trung bình, từ 3 đến 4 dặm/giờ) và nhanh (trên 4 dặm/giờ).

Kết quả cho thấy 6,5% người tham gia báo cáo tốc độ đi bộ chậm, hơn một nửa có tốc độ đi bộ trung bình và khoảng 40% có tốc độ đi bộ nhanh. Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình là 13 năm, gần 10% số người tham gia đã phát triển các biểu hiện rối loạn nhịp tim.

Tăng tốc độ giúp bảo vệ tim

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Trái tim (Heart) mới đây cũng đã đã chỉ ra, so với tốc độ đi bộ chậm, tốc độ đi bộ ổn định có liên quan đến việc giảm 35% nguy cơ mắc các loại rối loạn nhịp tim nói chung. Đặc biệt, đối với rung nhĩ, nguy cơ này giảm tới 38%.

Tương tự, tốc độ đi bộ nhanh còn cho thấy hiệu quả bảo vệ cao hơn. So với nhóm đi bộ chậm, những người đi bộ nhanh có nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim thấp hơn 43%, và nguy cơ rung nhĩ thấp hơn 46%.

Theo GS.TS. Deepak Bhatt, Giám đốc Bệnh viện Tim Mount Sinai Fuster (Mỹ) nhận định: "Đi bộ nhanh mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, như duy trì cân nặng và huyết áp ổn định. Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy nó còn giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan đến nhịp tim."

Bên cạnh đó, những người có thói quen đi bộ nhanh có xu hướng ít gặp các vấn đề về cholesterol cao, tăng huyết áp, đường huyết cao và thừa cân. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lợi ích bảo vệ sức khỏe tim mạch từ việc đi bộ nhanh đặc biệt rõ rệt ở một số nhóm đối tượng, bao gồm phụ nữ, người dưới 60 tuổi, người đang sống chung với huyết áp cao, người mắc từ hai bệnh mạn tính trở lên và người không bị béo phì.

Tuy nhiên TS. Pell lưu ý rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ những phát hiện này, như lý do tại sao những người không thừa cân lại hưởng lợi nhiều hơn từ việc đi bộ nhanh vẫn chưa được hiểu rõ.

GS.TS Bhatt giải thích rằng thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả việc thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể. Mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa việc đi bộ nhanh và lợi ích ở phụ nữ cũng cần được nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt khi phụ nữ tuy ít bị rung nhĩ hơn nam giới nhưng lại có nguy cơ cao hơn về đau tim và đột quỵ nếu mắc phải tình trạng này.

 
Hà Chi (Theo Everyday Heath)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp