Tốc độ đi bộ nói lên điều gì về sức khỏe?

Đi bộ ở tốc độ nhanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Podcast: Có nên chạy bộ, tập thể dục để giải rượu bia?

Tập thể dục thế nào để tim mạnh mẽ, xương chắc khỏe?

Tập thể dục thể thao xong nên xông hơi hay ngâm nước lạnh?

3 bước để bắt đầu tập thể dục trong năm mới

Tốc độ đi bộ - chỉ số sinh hiệu quan trọng  

Dấu hiệu sinh tồn (hay sinh hiệu) là chỉ số phản ánh cho thấy trạng thái duy trì sự sống của cơ thể, cung cấp một lát cắt về sức khỏe tổng thể, giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường. Những dấu hiệu sinh tồn thường được kiểm tra là: Thân nhiệt, mạch, huyết áp và nhịp thở. Ngoài ra, theo BS. Marie Therese Kanagie-McAleese, Trung tâm Y tế Upper Chesapeake, Đại học Maryland (Mỹ), tốc độ đi bộ cũng được coi là một trong những sinh hiệu quan trọng.

Theo nghiên cứu năm 2020, tốc độ đi bộ phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính, trong đó nam giới sẽ đi bộ với tốc độ nhỉnh hơn nữ giới. Nhìn chung, người dưới 30 tuổi đi bộ ở tốc độ trung bình 4,8km/h. Người từ 30-49 đi với tốc độ 4,5km/h. Tuổi càng cao thì tốc độ càng chậm dần. 

Tốc độ đi bộ có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe thể chất của chúng ta. BS. Anthony Giuffrida, Trung tâm Trị liệu cột sống Cantor (Mỹ) cho hay, người đi bộ nhanh hơn có sức mạnh cơ bắp, khả năng phối hợp và chức năng thần kinh cơ bắp tốt hơn. Tốc độ đi bộ còn cho thấy hệ tim phổi khỏe mạnh. 

Người gặp khó khăn khi duy trì tốc độ đi bộ nhanh cần quan tâm hơn đến sức khỏe khớp, tim mạch

Người gặp khó khăn khi duy trì tốc độ đi bộ nhanh cần quan tâm hơn đến sức khỏe khớp, tim mạch

Đi bộ tưởng chừng là bản năng, nhưng thực chất lại là một hoạt động phức tạp, với sự tham gia của nhiều cơ quan. Những người gặp khó khăn trong việc đi bộ ở tốc độ nhanh có thể bị hạn chế bởi các bệnh lý như viêm khớp, bệnh tim hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra, người gặp các vấn đề về suy giảm chức năng nhận thức như bệnh Parkinson cũng thường đi chậm hơn. 

Đi bộ thế nào để cải thiện sức khỏe?

Tăng tốc độ đi bộ là biện pháp đơn giản để tăng cường độ vận động, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch, thúc đẩy trao đổi chất và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Theo khuyến nghị của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, mỗi người nên dành ra ít nhất 150 phút/tuần cho các hoạt động aerobic cường độ trung bình, chẳng hạn như đi bộ nhanh.

Nhìn chung, tốc độ đi bộ nhanh ở khoảng 4,8-6,4km/h. Theo BS. Kanagie-McAleese, nếu bạn không có các thiết bị hỗ trợ đo tốc độ, hãy kiểm tra bằng khả năng nói chuyện. Khi đi bộ nhanh, bạn vẫn có thể trò chuyện bình thường, nhưng sẽ hụt hơi nếu cố gắng hát. 

Để bài tập mang lại hiệu quả cao, bạn nên giữ tư thế thẳng lưng khi đi bộ, vung tay tự nhiên và đi với tốc độ làm tăng nhịp tim mà không khiến bạn cảm thấy hụt hơi. 

Bên cạnh yếu tố tốc độ, bạn còn có thể áp dụng nhiều hình thức đi bộ khác để cải thiện sức khỏe toàn diện:

Đi bộ ngắt quãng

So với đi bộ ở tốc độ ổn định, đi bộ ngắt quãng giúp cải thiện sức mạnh, tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy nhiều calo hơn. Bạn sẽ đi bộ luân phiên ở tốc độ nhanh và "giảm tốc". Ví dụ, đi bộ nhanh 1-3 phút, sau đó đi 1-2 phút ở tốc độ trung bình. Với máy chạy bộ trong nhà, bạn có thể thử bài tập 12-3-30 giúp đốt cháy hơn 280 calorie chỉ với 30 phút luyện tập. 

Đi bộ chánh niệm

Đi bộ chánh niệm không quan trọng tốc độ, mà bạn cần cảm nhận hơi thở và cơ thể mình trong môi trường thiên nhiên

Đi bộ chánh niệm không quan trọng tốc độ, mà bạn cần cảm nhận hơi thở và cơ thể mình trong môi trường thiên nhiên

Đi bộ chậm, kết hợp chú tâm vào hơi thở và cảm nhận khung cảnh thiên nhiên xung quanh cũng đem lại lợi ích to lớn với sức khỏe. Đây là một hình thức chánh niệm giúp bạn giải tỏa stress, cải thiện sức khỏe tinh thần và khả năng tập trung. Bạn nên đi bộ ngoài trời ở nơi yên tĩnh, bước đi ở tốc độ cho phép cơ thể hít thở thoải mái nhất. 

Đi bộ kiểu Bắc Âu

Đi bộ với gậy kiểu Bắc Âu là bài tập toàn thân, giúp rèn luyện cơ tay, vai và cơ bụng, đồng thời đốt cháy nhiều calo hơn so với đi bộ bình thường. 

Đi bộ leo núi

Những địa hình không bằng phẳng như đồi, đường dốc giúp tăng độ khó cho bài tập đi bộ. Bạn có thể rèn luyện sức mạnh nhiều nhóm cơ hơn, đồng thời cải thiện khả năng thăng bằng. Lưu ý, nên chọn giày đi bộ có chất lượng và độ bám tốt, đi ở tốc độ ổn định.

 
Quỳnh Trang (Theo Yahoo News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp