- Chuyên đề:
- Gout
Chế độ ăn có tác động không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh
Khớp ngón chân cái sưng đỏ có thể nghĩ đến bệnh gout
Những thực phẩm mà người mắc gout “nghe đã thấy sợ”
Có nên dùng đậu xanh để chữa bệnh gout không?
Uống nước lá vối có khỏi được bệnh gout không?
Tăng acid uric máu do chế độ ăn uống
Acid uric là “phế phẩm” của quá trình phân hủy chất đạm (nhân purin) từ thức ăn ăn vào hoặc từ các tế bào trong cơ thể bị phá hủy, được thải khỏi cơ thể qua đường tiểu. Vì lý do nào đó làm tăng nhập purin hoặc giảm xuất acid uric đều dẫn đến việc tăng acid uric trong máu.
Có một số người có cơ địa dễ bị rối loạn chức năng phóng thích acid uric qua đường tiểu, có thể là nguyên nhân di truyền. Phổ biến hơn là nguyên nhân “ăn nhậu”. Những người ăn uống quá nhiều chất đạm có nhân purin (thịt, cá, lươn, nội tạng, đồ lòng, da, các loại thịt rừng, lạp xưởng…).
Một số nghiên cứu cho thấy nhân purin trong thực phẩm không trực tiếp gây hại, mà chỉ trở thành độc chất khi ăn kèm với mỡ động vật. Cơ chế gây bệnh có thể là do chất béo ngăn cản quy trình bài tiết acid uric qua đường tiểu.
Một số người có thói quen tai hại là uống ít nước (không đủ 1,5 lít/ngày) và nhịn tiểu (bận làm việc) vẫn bị tăng acid uric máu dù không sử dụng nhiều thực phẩm có purin. Điều này có thể lý giải phần nào việc bị tăng acid uric do khả năng bài tiết thấp.
Tăng acid uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout và nhiều bệnh khác
Tăng acid uric máu có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan. Nếu acid uric kết tủa và lắng đọng ở tim mạch thì gây ra viêm mạch máu, viêm màng ngoài tim; Ở vùng đầu gây ra viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai, viêm màng não; Ở vùng sinh dục gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt; Ở thận gây sỏi urat... Phổ biến nhất vẫn là bệnh gout, do acid uric kết tủa thành muối urat ứ đọng tại khớp gây viêm khớp (sưng, nóng, đỏ, đau) tái phát nhiều lần trong suốt đời.
Khi mới bị, cơn đau rất thưa, cách 6 tháng, 1-2 năm hay hơn nữa. Nhưng sau vài năm, mật độ các cơn đau sẽ ngày càng dầy hơn, xuất hiện những u cục xung quanh khớp, biến dạng khớp ở bàn tay, bàn chân...
Các nghiên cứu ghi nhận những bệnh nhân gout tuổi trung niên thường dễ bị thêm tăng huyết áp (nguy cơ 43%), tăng cholesterol trong máu (5%) và tiểu đường (hơn 50%). Vì thế, các chuyên gia về khớp có một nhìn nhận mới: Gout là dấu hiệu sớm của các bệnh tim mạch.
Ăn kiêng để điều trị gout
Điều quan trọng trong điều trị người bệnh gout là chế độ ăn kiêng đạm: Ăn cơm (bún, mì, khoai…) đủ, hạn chế vừa phải lượng thịt cá nạc (cá thu, cá hồi), lươn, thịt rừng các loại, gan, tim, cật, lách, tôm, hải sản, vú bò, da gà, giò heo, óc, lạp xưởng, nấm, đậu, măng tây…
Bù lại, phải ăn tăng lượng rau xanh hay rau củ, bí bầu…
Có thể ăn trứng, sữa, phô mai.
Giảm bia rượu, cà phê, trà là cần thiết để ngăn chặn cơn đau và những cơn tái phát.
Sau khi hết cơn đau, người bệnh vẫn phải duy trì chế độ ăn phù hợp để hạn chế tăng aicd uric trở lại.
Việc kiểm tra acid uric máu và tái khám cần định kỳ thường xuyên để theo dõi bệnh và điều chỉnh chế độ ăn khác nhau trong từng thời kỳ của bệnh cho phù hợp với từng người bệnh.
3 bữa chính:
- Cơm, bún, mì, nui: 1-1,5 bát/bữa.
- 1-2 quả trứng, hay 100gr cá, 70gr tôm, 1 miếng đậu hũ, 50-70gr thịt.
- Rau: 1-1,5 bát (không tính nước).
- Dầu thực vật chế biến thức ăn vừa đủ.
2-3 bữa phụ:
1-2 ly sữa không béo không đường, trái cây, bánh mì, ngô, khoai…
Uống đủ 2 lít nước trở lên mỗi ngày (gồm nước lọc và sữa, nước trái cây).
Bình luận của bạn