Trẻ em có nhiều nguy cơ bị bệnh động kinh
Trẻ kém thông minh do mắc bệnh động kinh
Bệnh động kinh ở trẻ: Vì sao khó chữa?
Phòng ngừa chấn thương cho trẻ động kinh tại nhà như thế nào?
Có nên phẫu thuật điều trị động kinh cho trẻ?
Lựa chọn đúng thuốc
Mục tiêu cốt lõi của việc điều trị động kinh bằng thuốc là kiểm soát tối đa các cơn động kinh với tác dụng phụ tối thiểu của thuốc nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Thuốc điều trị động kinh có thể tác động xấu đến hệ thần kinh của trẻ em. Vì vậy, khi điều trị bệnh động kinh ở trẻ em, cần ưu tiên loại thuốc vừa đảm bảo hiệu quả, vừa hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực.
Liều thuốc động kinh cho trẻ cần bắt đầu từ liều thấp, sau đó tăng dần. Khi trẻ mới được uống thuốc có thể sẽ vẫn lên cơn co giật và nếu cơn co giật không giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám thường xuyên hơn hoặc cho trẻ nhập viện để cắt cơn co giật.
Cần kiên trì điều trị
Một trong những vấn đề nan giải khi điều trị động kinh cho trẻ em là việc căn chỉnh liều thuốc và đảm bảo trẻ luôn uống thuốc đúng giờ và đều đặn để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đặc biệt là khi trẻ đang phải đến trường hoặc không chịu uống thuốc.
Trẻ bị động kinh cần uống thuốc đều đặn và đúng giờ
Cha mẹ không tự ý chủ động ngưng thuốc khi thấy trẻ không bị co giật nữa vì sau một thời gian, trẻ vẫn có thể bị tái phát. Liều thuốc cũng không nên tự giảm, việc giảm liều cụ thể như thế nào đều phải do sự chỉ định của các bác sỹ.
Ngoài ra, khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cũng rất cần theo dõi biểu hiện của trẻ để phát hiện ra những tác dụng phụ của thuốc, điển hình như ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn.
Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng những hướng dẫn của các bác sỹ, tránh sử dụng thêm các loại thuốc khác mà không báo với các bác sỹ để tránh tương tác thuốc.
Dễ để lại gánh nặng tâm lý cho trẻ
Việc xuất hiện các cơn động kinh có thể khiến trẻ dễ xa lánh, tự ti, co mình lại với những người xung quanh. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và gây ra những dấu ấn nặng nề đến tâm lý trẻ sau này.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ rất cần quan tâm để tâm lý của trẻ. Tránh kể về bệnh tật của trẻ cho người khác nghe trước mặt trẻ vì điều này sẽ tạo cho trẻ ấn tượng mình bị bệnh, khiến trẻ trở nên tự ti hơn và cũng có thể gây ra hành động bất thường giả bệnh ở trẻ.
Bình luận của bạn