- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Bệnh Parkinson gây run chân tay thậm chí khiến người bệnh mất khả năng vận động
Làm rõ mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và hệ vi khuẩn đường ruột
Bạn có thể chết vì bệnh Parkinson?
Châm cứu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Parkinson
Dùng thuốc
Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người một khác nhau, vì vậy không có một cách dùng thuốc duy nhất chung cho tất cả mọi bệnh nhân. Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn ở bác sỹ chuyên khoa, để điều chỉnh liều lượng từng thuốc, cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau là rất cần thiết. Các thuốc dùng để chữa Parkinson bao gồm các nhóm chính sau đây:
- Các thuốc có chứa Levodopa: Đây là những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parkinson. Thuốc cho hiệu quả rất tuyệt vời, nhưng sau một thời gian dùng thuốc thì bắt đầu có những tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc đồng vận dopamine (dopamine agonists)
- Thuốc ức chế men chuyển Cate-chol-O-methyl (Cate-chol-O-methyl transferase - COMT - inhibitors)
- Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine (Monoamine oxidase B - MAO-B - inhibitors)
Người bệnh Parkinson nên uống thuốc trước bữa ăn
Kỹ thuật kích thích não sâu
Kỹ thuật kích thích não sâu là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất điều trị bệnh Parkinson và một số các rối loạn vận động khác. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh Parkinson nhưng phẫu thuật kích thích não sâu có thể giảm nhẹ triệu triệu chứng ở một số người. Hiện nay, các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức đã có thể điều trị bệnh Parkinson bằng phương pháp kỹ thuật kích thích não sâu.
Kỹ thuật kích thích não sâu là một phương pháp phẫu thuật sọ não nhằm đưa một que kim loại (còn gọi điện cực) vào đúng các cấu trúc sâu trong não. Sau đó, điện cực được nối với một dây dẫn ra khỏi não, luồn dưới da từ vùng đầu đến vùng trước ngực rồi gắn vào máy tạo nhịp được đặt ở đó. Tuổi thọ pin trung bình khoảng 5 năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng cao hay thấp. Giống như máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, từ đó tác động vào nhân não giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
Kỹ thuật kích thích não sâu giúp cải thiện triệu chứng của bệnh Parkinson
Châm cứu
Châm cứu là một biện pháp hiệu quả để cải thiện các triệu chứng rối loạn thăng bằng và dáng đi của người bệnh Parkinson. Đặc biệt, châm cứu gần như không gây ra các tác dụng phụ. Hiệu quả của châm cứu phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sỹ và khả năng đáp ứng của người bệnh.
Liệu pháp điều trị hỗ trợ
Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu giúp giảm độ cứng cơ và triệu chứng đau khớp thông qua các động tác và bài tập thể dục. Mục tiêu của vật lý trị liệu là giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn, cải thiện tính linh hoạt cũng như việc đi bộ. Ngoài ra, thông qua các bài tập trị liệu, người bệnh còn cải thiện được kỹ năng tự quản lý vận động.
Chế độ ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh Parkinson. Người bệnh Parkinson nên:
- Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn và uống đủ nước để phòng ngừa hoặc làm giảm táo bón.
Người bệnh Parkinson nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
- Tăng lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên để phòng ngừa huyết áp thấp, chẳng hạn như hạ huyết áp tư thế đứng (chóng mặt, choáng, mất thăng bằng khi đột ngột đứng dậy), nhưng không nên áp dụng nếu có bệnh về tim mạch
- Chú ý lượng thực phẩm hàng ngày để phòng ngừa giảm cân không chủ ý.
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
Giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên
Việc sử dụng thuốc điều trị chỉ mới là một biện pháp giải quyết được phần ngọn vấn đề đó là bổ sung Dopamin để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên để có một tác dụng toàn diện, tăng cường chức năng hệ thần kinh, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm từ Đông y, thực phẩm chức năng có chứa các hoạt chất thảo dược từ Thiên ma, Câu đằng..., có độ an toàn cao, sử dụng lâu dài để tăng hiệu quả điều trị của thuốc.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý run, Parkinson
Bình luận của bạn