Thoái hóa khớp: Dinh dưỡng thế nào?

Thực phẩm tốt cho xương khớp sẽ giúp cho xương khớp được phục hồi

Bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi

6 điều cần biết về TPCN cho bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp chữa khỏi được không?

Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi – Phải làm sao?

Theo các chuyên gia, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm giảm tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng đau, cứng khớp.

Dinh dưỡng hợp lý

Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp bị lão hóa do vậy ta cần bổ sung calci cho xương bằng các thực phẩm giàu calci đó là các loại thịt : Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, cá biển, tôm, sò. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin D, B, K, acid folic, calci, sắt có chứa trong các loại rau.

Bên cạnh đó, bệnh nhân thoái hóa khớp nên dùng thêm các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: Dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu olive… Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa glucosamine, chodroitin là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Về hoa quả, người bệnh nên ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái cây này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C có tác dụng kháng viêm; Ăn quả bơ và đậu nành vì có chứa chất kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen – một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Mặt khác, người bị  thoái hóa khớp cần tránh dùng thực phẩm làm tăng mỡ máu, món ăn giàu purin và fructozo cao (cá trích, thịt gia súc, gan, thịt lợn muối…), hạn chế đồ uống có chứa nhiều cồn, cai thuốc lá…

Sinh hoạt khoa học

Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng để giúp các khớp xương hoạt động

Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau tập luyện thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để các khớp bị ì, ít hoạt động. Hạn chế các động tác, tư thế làm việc gây hại cho khớp như: Xách, khuân vác nặng; Ngồi, đứng làm việc quá lâu không đúng tư thế.

Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày cần tập thể dục, hoạt động khớp xương nhẹ nhàng nhất là vào buổi sáng để giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương sẽ giúp phục hồi nhanh hơn. 
Bên cạnh việc dùng thuốc, người cao tuổi có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
Có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng, tối. Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường.
Khi ngồi hay nằm phải đúng tư thế, không nằm co quắp, tránh hiện tượng để các khớp ở trạng thái hoàn toàn không hoạt động trong thời gian dài, gây hậu quả teo cơ bắp co rút xương khớp, gây tàn phế.
Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức chịu đựng của các khớp, gây biến dạng khớp.
Đình Phong H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già