Cha mẹ cần biết về chế độ dinh dưỡng của trẻ để chăm sóc con được tốt nhất
Cha mẹ mất quyền nuôi con vì để con bị suy dinh dưỡng
Những điều cần biết về bữa ăn của trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi
Bữa ăn của trẻ 6 - 12 tháng cần chú ý những gì?
16 ý tưởng trang trí bữa ăn siêu đẹp dụ trẻ ăn ngon
1. Thời điểm này trẻ có thể ăn gì?
Ngoài cháo và bột, giai đoạn này bé có thể tập ăn các thức ăn mềm như bún, phở, mỳ. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: Chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng…); Rau, củ quả (rau dền, rau ngót, bí đỏ, bí xanh, cà rốt…); Dầu ăn; Chất bột (gạo, mỳ, phở…). Sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa cũng vẫn rất quan trọng.
Giữa các bữa chính, mẹ cho con ăn thêm các bữa phụ bằng sữa chua, nước hoa quả, váng sữa...
2. Cách chế biến thức ăn cho bé
Nấu cháo cho con: Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ… tùy ý vào quấy cháo cho con.
Nấu các món soup cho trẻ: Bạn có thể nấu các món soup bổ dưỡng như soup trứng – thịt – tôm, soup đậu xanh – bí đỏ – thịt, soup trứng chim cút – nấm hương, soup cà rốt – mật ong, soup củ cải – nấm hương – đậu Hà Lan, soup bột mì – trứng gà, soup thịt bò – cà chua, soup khoai tây… Với cách chế biến này, bạn có thể dễ dàng kết hợp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong một tô soup. Hơn nữa, màu sắc tươi sáng của món ăn sẽ rất dễ hấp dẫn bé.
3. Thời gian biểu cho con ăn
Mẹ có thể cho bé ăn:
- 6:00 cho bé uống 1 cốc sữa công thức, hoặc bú mẹ nếu bé vẫn chưa cai sữa;
- 8:00 cho con ăn sáng (1 ăn cháo tôm cải thảo);
- 11:00 cho con ăn trưa (1 bắt cháo lươn cải thìa);
- 15:00 khi con ngủ dậy, cho con ăn bữa phụ buổi chiều (phô mai, váng sữa hoặc uống 1 cốc nước hoa quả...);
- 18:00 ăn bữa chiều (1 bát cháo đậu xanh nấm);
- 21:00 cho con uống sữa sau đó đi ngủ cho chắc dạ.
Trước bữa ăn chính 1,5 tiếng, không nên cho ăn vặt tránh làm bữa chính mất ngon. Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
4. Chú ý tình trạng dị ứng thức ăn
Tình trạng dị ứng với thức ăn ở trẻ chiếm tỉ lệ khá cao. Các biểu hiện thường gặp là tình trạng tổn thương ở da: Nổi mề đay, đỏ bừng mặt, phù mạch... Một số trường hợp gây ra nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy. Dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng là hải sản, trứng, sữa bò... Các cha mẹ cần chú ý để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho con.
Ngoài ra, các mẹ có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm thực phẩm chức năng để bổ sung cho trẻ, giúp con nâng cao sức đề kháng, hệ thống miễn dịch của cơ thể và phát triển khỏe mạnh.
Chúc các bé mạnh khỏe!
Bình luận của bạn