- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Đọc sách trước khi đi ngủ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe
Thói quen đọc sách tốt cho não bộ như thế nào?
Muốn con ngoan hơn: Hãy đọc sách cùng con
6 lợi ích đến từ việc đọc sách
Đọc sách mỗi ngày tốt cho sức khỏe thế nào?
Thay vì dùng các thiết bị công nghệ và tiếp xúc với các phương tiện truyền thông xã hội trước khi đi ngủ, bạn có thể dành ra chút thời gian để đọc sách. Bởi đọc sách trước khi đi ngủ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như:
Cải thiện chức năng nhận thức
Theo nghiên cứu tại Đại học Bắc Illinois (Anh), đọc sách trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thông minh hơn. Hơn nữa, những người đọc sách trước khi đi ngủ có thể làm tăng chức năng nhận thức, cải thiện vốn từ vựng và kiến thức tổng quát.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh
Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Việc đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.
Đọc sách trước khi ngủ giúp tinh thần thư giãn, ngủ ngon hơn
Ngăn chặn bệnh alzheimer
Bệnh alzheimer thường gặp ở người cao tuổi. Các kích thích hoạt động của não có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer. Theo Viện Lão hóa Quốc gia Ấn Độ, người trưởng thành nên đọc sách thường xuyên để giúp tinh thần tỉnh táo, tránh mắc bệnh alzheimer.
Giảm nồng độ cortisol trong máu
Cortisol là chất giúp đánh thức một người dậy sau một đêm dài, một giấc ngủ sâu. Nồng độ cortisol cao khiến nhiều người khó ngủ, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như: Căng thẳng, trầm cảm và mệt mỏi kéo dài, tăng cân và các bệnh về đường tiêu hóa…Vì vậy, bạn có thể đọc sách trước khi đi ngủ để làm giảm mức độ cortisol trong máu và giảm nguy cơ đau đầu.
Tăng khả năng tập trung
Các thiết bị công nghệ hiện đại và phương tiện truyền thông xã hội phát triển khiến nhiều người không còn thói quen đọc sách. Nhiều người chỉ đọc lướt qua văn bản mà không bao giờ thực sự tập trung vào những gì mình đang làm. Đọc sách trước khi đi ngủ giúp tăng khả năng tập trung, giúp bạn xử lý thông tin tốt hơn.
Giảm thời gian tiếp xúc với màn hình
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị như điện thoại, máy tính, tivi… có thể cản trở khả năng tiết ra melatonin - hormone gây buồn buồn ngủ, khiến chúng ta khó ngủ. Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều với thiết bị thông minh cũng có thể làm giảm tốc độ chớp mắt, gây ra khô mắt, khó chịu, mờ mắt, nóng rát mắt, mỏi mắt và chảy nước mắt…
Bình luận của bạn