Luôn uống nhiều nước để đảm bảo môi bạn không bị khô, nứt nẻ
5 cách giúp đôi môi căng mọng, quyến rũ
7 biện pháp tự nhiên trị môi khô, nứt nẻ đơn giản và hiệu quả
Những tác nhân khiến đôi môi khô và thâm sì
Tự làm son dưỡng môi: Mềm mịn, thơm dịu, có thể ăn được
Bắt đầu bằng việc tẩy da chết
Khi đôi môi bị nứt nẻ, da có thể bắt đầu bị bong ra. Bạn cần phải tẩy đi những tế bào da chết này để son dưỡng môi có thể tiếp cận và dưỡng ẩm cho làn da môi bên dưới.
Bạn cần chuẩn bị:
- 1 thìa canh (khoảng 13gr) chất tẩy tế bào chết tự nhiên như đường hoặc muối biển với 1 thìa canh (khoảng 15ml) chất làm mềm môi như mật ong hoặc dầu olive. Trộn đều 2 nguyên liệu này.
- Dùng bông gòn chấm vào hỗn hợp vừa trộn và chà nhẹ lên môi theo chuyển động tròn.
- Lau sạch môi bằng khăn ướt.
Sau khi tẩy da chết, bạn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên sau để làm dịu, dưỡng ẩm và bảo vệ đôi môi.
Dầu dừa
Dầu dừa có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tốt cho môi nứt nẻ
Không giống như hầu hết các vùng da trên cơ thể, làn da môi có hàng rào bảo vệ kém hơn. Điều này có nghĩa là làn da ở môi nhạy cảm hơn với các yếu tố như gió, nhiệt độ.
Dầu dừa không chỉ giúp làm mềm, dưỡng ẩm mà còn làm tăng hàng rào bảo vệ cho đôi môi. Ngoài ra, dầu dừa còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp bảo vệ đôi môi bị nứt nẻ.
Nếu bạn bị khô môi, nứt nẻ môi, bạn nên thoa dầu dừa lên môi khi cần thiết suốt cả ngày. Bạn nên sử dụng tăm bông hoặc rửa sạch tay trước khi thoa dầu dừa lên môi.
Nha đam
Nha đam thường được sử dụng để làm dịu vết cháy nắng trên da. Nha đam cũng có khả năng chống viêm rất tốt. Bạn có thể dùng nha đam cho đôi môi nứt nẻ, khô ráp.
Bạn có thể mua gel nha đam hoặc mua lá nha đam tươi rồi về cắt, nạo lấy phần gel bên trong. Thoa gel nha đam lên môi mỗi khi thấy cần thiết. Các enzyme trong nha đam có đặc tính tẩy tế bào chết nhẹ vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp này 2-3 lần một ngày.
Mật ong
Mật ong được sử dụng ở nhiều quốc gia từ xa xưa như một phương thuốc tự nhiên giúp điều trị một số vấn đề sức khỏe và chăm sóc da. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương.
Mật ong có thể dưỡng ẩm cho đôi môi và bảo vệ đôi môi nứt nẻ khỏi bị nhiễm trùng. Mật ong cũng có thể tẩy da chết nhẹ, giúp loại bỏ vết nứt nẻ trên đôi môi.
Hãy chọn loại mật ong hữu cơ, thoa lên môi trong cả ngày bằng tay sạch hoặc tăm bông. Lưu ý những người bị dị ứng phấn hoa hay ong nên tránh áp dụng biện pháp này.
Bơ từ quả bơ
Bạn có thể dễ dàng làm bơ từ quả bơ bằng cách xay bơ tươi tại nhà
Theo một nghiên cứu, bơ từ quả bơ có tác động như một chất làm mềm và làm đặc trong son dưỡng môi. Nó không nhờn và được da hấp thụ tốt. Nó cũng chứa một số acid béo và chất chống oxy hóa có lợi cho da như acid oleic và linoleic.
Bạn có thể mua bơ từ quả bơ hữu cơ hoặc tự làm tại nhà bằng cách xay bơ tươi. Luôn nhớ trước khi thoa lên môi, bạn nên rửa tay sạch hoặc dùng tăm bông.
Làm sao để ngăn ngừa đôi môi nứt nẻ?
- Không liếm môi bởi nước bọt ban đầu có thể làm ẩm môi nhưng nó lại dễ bay hơi và có thể khiến đôi môi khô hơn.
- Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp giữ ẩm cho đôi môi.
- Dùng máy tạo ẩm nếu không khí quá khô để tăng thêm độ ẩm trong không khí.
- Tránh dùng son môi có chứa các chất có thể làm khô môi như hương liệu, phẩm màu và cồn.
- Thời tiết lạnh, nóng, gió và ánh nắng mặt Trời gay gắt đều góp phần làm môi nứt nẻ. Bảo vệ đôi môi của bạn với một loại kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng có chứa chỉ số chống nắng trước khi ra ngoài trời.
- Không thở bằng miệng, bởi điều này có thể làm khô miệng và khô môi. Nếu bạn thường xuyên bị nghẹt mũi do viêm xoang hoặc dị ứng, nên đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ.
Bình luận của bạn