Gà ủ muối đang được rao bán tràn lan trên “chợ mạng”, trở thành món ăn khoái khẩu của không ít người dân - Ảnh: Sức khỏe+
Truyền thông cảnh tỉnh đi cùng xử lý nghiêm trong bảo đảm ATTP
Những món ăn cần cắt giảm để phòng ngừa sa sút trí tuệ
2 nhóm thực phẩm làm gia tăng nguy cơ ung thư ở người trẻ
Cục ATTP: 20% cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực trạng đáng lo ngại
Trong vài năm gần đây, gà ủ muối tạo nên một “cơn sốt” trong ngành thực phẩm khi được rao bán dày đặc trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng đặt đồ ăn. Nó trở thành món ăn quen thuộc, yêu thích của nhiều người.
Chỉ cần gõ từ khóa “gà ủ muối”, “gà ủ muối hoa tiêu”,…trên một trang thương mại điện tử thì hàng loạt các sản phẩm xuất hiện với hình ảnh bắt mắt. Loại gà này được người bán quảng cáo với những lời có cánh như: “Gà ủ muối hoa tiêu là gà ta xịn, thịt chắc, da giòn thơm” hay “Gà đồi thịt dai, đậm đà hương vị”. Mỗi con nặng từ 1,2 kg – 1,4 kg/con với giá chỉ khoảng 90.000 đồng/con.
Có thể dễ dàng quan sát thấy, mỗi khay gà ủ muối tương ứng với nửa con được chế biến sẵn, chặt bỏ đầu và chân, được đóng gói và hút chân không.
Trong vai người muốn mua sỉ (mua số lượng lớn, mua buôn) gà ủ muối, người bán cho biết nếu mua từ 20 khay trở lên có giá chỉ 40.000 đồng/khay, tính ra chỉ rơi vào 80.000 đồng/con. Người bán cũng cho biết đây là hàng thủ công, không có hóa đơn đỏ, cũng không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên người bán cũng khẳng định gà “được làm sạch sẽ, chị yên tâm sử dụng”
Lý giải cho việc gà không đầu, không chân, người này cho biết, các bộ phận như đầu, cổ sẽ được xay làm thức ăn chăn nuôi, chân bán cho các đơn vị bán chân và rút xương.
Có một bộ phận không nhỏ gà nhập lậu vào Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2023, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi là 3,53 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ có 515 ngàn USD. Ngoài con số nhập khẩu chính ngạch nêu trên, còn một khối lượng rất lớn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tiểu ngạch (nhập lậu). Trong số đó, có rất nhiều hàng thứ phẩm (nước ngoài ít dùng làm thực phẩm) như gà đẻ thải loại, đầu, cổ cánh, lòng mề, tim, cật, thậm chí sản phẩm gần hết hạn sử dụng cũng được nhập khẩu về. Những sản phẩm này có giá "siêu rẻ" đang được sử dụng phổ biến trên thị trường.
Tại buổi họp giao ban khối chăn nuôi quý II, Hiệp hội ngành hàng chăn nuôi, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, theo con số cập nhật ước tính hiện nay, mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại từ biên giới Việt Lào, tương đương 240 tấn/tuần và 720 tấn/tháng, trong đó, nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan. Trong đó, một số doanh nghiệp được nhập khẩu chính thức do họ nuôi gà ở Thái Lan sau đó nhập khẩu về Việt Nam, nhưng cũng có một số doanh nghiệp trà trộn gà đẻ thải loại và nhập khẩu vào Việt Nam qua biên giới.
Trong khi, theo thông tin từng được công bố bởi Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), 100% gà thải loại nhập lậu vào Việt Nam đều tồn dư kháng sinh và có nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi đây là loại gà đã kết thúc giai đoạn sinh sản. Trong quá trình sinh sản, loại gà này được tiêm rất nhiều loại kháng sinh để tăng năng suất trứng.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, liệu những con gà ủ muối đang nói ở trên xuất phát từ đâu? Liệu có phải được làm từ những con gà thải loại có tồn dư kháng sinh vượt mức cho phép?
“Biết vẫn ăn”
Câu hỏi cho nguồn gốc xuất xứ vẫn còn bỏ ngỏ, chính người bán cũng thừa nhận không có hóa đơn đỏ, không có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính cả người mua cũng có thể biết nhưng vì sao họ vẫn sử dụng, số lượng bán ra vẫn nhiều lên từng ngày?
Bạn Quốc Trung (Cầu Giấy, Hà Nội) cứ tuần 2- 3 lần, bạn cùng người bạn cùng phòng lại đặt “combo” gà ủ muối và xôi trên ứng dụng đặt đồ ăn. Trung cho biết lý do thường xuyên ăn là vì rẻ và tiện. Khi được hỏi có quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của món ăn quen thuộc, Trung thừa nhận "có biết nhưng không để tâm đến, chỉ biết nó dai, ngon, lại phù hợp túi tiền sinh viên".
Và cũng chính bởi “rẻ và tiện”, nhiều người đang đánh cược chính mạng sống của mình với những thực phẩm như gà ủ muối rẻ bất thường này?
Trả lời báo Vietnamnet, Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, đối với các loại thực phẩm nói chung hay gà ủ muối nói riêng không có nguồn gốc rõ ràng người tiêu dùng tuyệt đối không dùng. Các loại gà ủ muối "không đầu, không chân, không nhãn mác" chắc chắn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người ăn có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc mạn tính. Nguy hiểm nhất là ngộ độc mạn tính, chất độc trường diễn gây hậu quả lâu dài với sức khỏe con người. Tiến sĩ Ngữ khẳng định các tạp chất này có thể làm mỡ hóa cơ thể tăng tỷ lệ thừa cân béo phì, tăng tỷ lệ mắc ung thư.
Bình luận của bạn