5 lưu ý về an toàn thực phẩm đối với món bánh mì sandwich

Bánh mì sandwich là thức ăn đường phố có nguy cơ nhiễm khuẩn cao

Phát hiện nhiều cơ sở trà trộn nguyên liệu thực phẩm trôi nổi

Ăn thịt gà có màu đỏ hồng liệu có an toàn?

Bảo quản rau lá xanh ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm?

5 nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại

Bánh mì kẹp (sandwich) là món ăn nhanh tiện lợi, phù hợp với người bận rộn, cần bữa sáng nhanh gọn. Qua nền tảng mạng xã hội hoặc ngay trên đường phố, bạn dễ dàng tìm thấy hình thức quầy hàng “sandwich khởi nghiệp” đang nở rộ trong thời gian gần đây.

Khác với các xe bánh mì được chế biến tại chỗ, sandwich sẽ được chế biến sẵn, sau đó đóng gói trong bọc nylon để người qua đường dễ dàng dừng chân mua. Với giá cả dao động từ 14-30 nghìn đồng, kinh doanh món sandwich này không đòi hỏi nhiều dụng cụ, mặt tiền và vốn. Bánh còn có thể được chế biến từ trước, tiết kiệm thời gian cho người bán lẫn người mua.

Có nhiều công thức sandwich, trong đó cơ bản nhất là 2 lát bánh mì gối kẹp nhiều loại nhân gồm xúc xích, rau củ, trứng và các loại nước xốt. Sự kết hợp này cũng khiến món ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn chéo nếu quy trình chế biến không đảm bảo.

Dưới đây là một vài lưu ý về an toàn thực phẩm cho người nội trợ và cả người có ý định kinh doanh sandwich đường phố:

Lựa chọn và bảo quản nguyên liệu

Một nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh có thể làm hỏng cả món sandwich

Một nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh có thể làm hỏng cả món sandwich

Khi chế biến sandwich tại nhà hay với mục đích kinh doanh, bạn cần đảm bảo nguyên liệu tươi ngon, được bảo quản ở nhiệt độ an toàn để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

- Thịt nguội, jambon, xúc xích, phô mai và các nguyên liệu dễ hư hỏng khác cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 4 độ C. Dù đã qua xử lý, chúng vẫn có thể chứa Listeria và các vi khuẩn nguy hiểm khác. Nếu không được bảo quản lạnh, vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng.

- Bánh mì: Bánh mì nhìn chung được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Dù vậy, người tiêu dùng cần kiểm tra các dấu hiệu mốc trước khi chế biến.

- Rau quả tươi: Xà lách, cà chua và dưa chuột cần được rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu.

Quy trình chế biến sạch

Vệ sinh tay và các dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi chế biến sandwich

Vệ sinh tay và các dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi chế biến sandwich

Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, quá trình chế biến các nguyên liệu thành bánh mì kẹp sandwich cần đảm bảo sạch sẽ:

- Rửa tay: Người chế biến phải rửa tay với xà phòng và nước ấm tối thiểu 20 giây. Rửa tay trước và sau khi chạm vào thực phẩm.

- Vệ sinh bề mặt và dụng cụ chế biến: Dùng thớt riêng cho thịt sống và thớt riêng cho rau củ, thực phẩm chín. Các bề mặt và dụng cụ phải được làm sạch với nước nóng và nước rửa bát sau mỗi lần sử dụng.

- Dùng dụng cụ đựng riêng: Không để nguyên liệu ăn liền lên các dụng cụ đã đựng đồ sống. Chúng có nguy cơ nhiễm salmonellaE.coli – 2 vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm.

Cân nhắc thời gian từ khi chế biến tới khi phục vụ

Một khi tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị xong, bạn sẽ tiến hành giai đoạn sắp xếp phần nhân cho bánh sandwich. Bạn cần tính toán khi nào bánh sẽ được ăn hoặc bán hết, để bảo quản cho phù hợp:

- Nếu bán ngay tại chỗ hoặc dùng ngay tại nhà: Giữ bánh ở nhiệt độ phòng không quá 2 tiếng đồng hồ. Khoảng nhiệt độ từ 4-60 độ C là lúc vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng nhất.

- Nếu chưa dùng bánh ngay sau khi gói (mang đi học đi làm, đi dã ngoại hoặc kinh doanh): Cần dùng các hộp bảo ôn, thùng lạnh để giữ bánh ở nhiệt độ an toàn. Đây là lý do tại các siêu thị hoặc chuỗi cửa hàng tiện lợi, bánh sandwich đóng gói sẵn luôn được đặt ở khu vực tủ mát. Không dùng xốt dầu trứng mayonnaise và các loại nước xốt dễ hư hỏng khác nếu bánh không được giữ lạnh.

Thời tiết những ngày này ở nước ta luôn trên 30 độ C, bánh sandwich phơi ngoài trời rất dễ nhiễm khuẩn nếu không bảo quản đúng cách.

Bảo quản và xử lý đồ thừa

Bánh chưa ăn hết, hoặc chưa kịp bán cần cho vào tủ lạnh nhanh chóng trong vòng 2 tiếng. Bạn cũng cần thưởng thức ngay trong vòng 3-4 ngày, tùy thuộc vào nguyên liệu được sử dụng để làm nhân bánh.

Cần làm nóng lại các món sandwich chứa nguyên liệu như thịt nguội

Cần làm nóng lại các món sandwich chứa nguyên liệu như thịt nguội

Nếu bạn muốn ăn sandwich nóng, bánh cần được làm nóng tới khi nhiệt độ bên trong đạt tối thiểu 74 độ C. Đặc biệt lưu ý điều này với phần nhân làm từ các loại thịt.

Lưu ý với những món sandwich dễ hỏng

Một số nguyên liệu làm bánh sandwich có nguy cơ biến chất và nhiễm khuẩn cao hơn, cần được xử lý thận trọng.

- Thịt nguội: Các món thịt nguội đóng gói sẵn có nguy cơ nhiễm Listeria. Mới đây, ở Mỹ đã ghi nhận hàng loạt ca ngộ độc vì vi khuẩn này trong thịt nguội. Phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu cần hạn chế sandwich chứa nhân thịt nguội; Hoặc phải làm nóng bánh trước khi ăn tới khi phần nhân nóng bốc khói.

- Trứng và xốt chứa mayonnaise: Xốt mayonnaise cơ bản làm từ lòng đỏ trứng sống. Các món sandwich kẹp nhân trứng trộn, salad cá ngừ hay mayonnaise cần được bảo quản lạnh. Nếu không, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh và khiến bánh không còn an toàn.

 
Quỳnh Trang (Theo Food Poisoning News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng