Bác sỹ Việt Nam cũng tạo được dương vật cho bệnh nhân
Bác sỹ tự phẫu thuật lưỡi để chữa ngáy
Bác sỹ thử nghiệm chữa Ebola bằng thuốc trị HIV
Bác sỹ thử nghiệm chữa Ebola bằng thuốc trị HIV
Liberia: Bác sỹ kêu gọi hiến máu để chữa Ebola
- Nỗi khổ người bệnh tiểu đường thậm chí nhân đôi nhân ba vì bị thầy thuốc cấm ăn mỗi bữa hơn một chén cơm. Nhiều người vì thế là nạn nhân của cảm giác đói triền miên. Vì đói nên người bệnh trước khó ngủ sau thành mất ngủ.
Nếu tưởng có thể giải quyết chuyện này bằng thuốc an thần cho qua đêm thì càng tai hại. Thầy thuốc phát hiện mối liên hệ nhân quả giữa việc dùng thuốc ngủ và bệnh trầm uất ở người bệnh tiểu đường. Đáng lo hơn là tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người bệnh tiểu đường là do thường dùng thuốc ngủ.
* Tình trạng trằn trọc thâu canh dẫn đến hậu quả thế nào, thưa bác sĩ?
- Cảm giác bụng cồn cào suốt đêm đối với cơ thể chẳng khác nào một loại stress. Tuyến thượng thận trong tình huống đó phản ứng sai lệch bằng cách phóng thích nội tiết tố chống stress Corticosteroid. Chất này làm tăng đường huyết buỗi sáng, mặc dầu người bệnh không hề ăn gì trong đêm.
Vấn đề lại không chỉ có thế. Tăng đường huyết nội sinh buổi sáng sớm là đòn bẩy cho nhiều biến chứng nghiêm trọng trong bệnh tiểu đường.
Thêm vào đó, cảm giác thèm ăn vì không được ăn no khiến bệnh nhân rơi dần vào tình trạng suy nhược thần kinh với triệu chứng điển hình là đau đầu nhiều ngày trong tháng, mất ngủ dưới dạng thức quá sớm rồi trằn trọc chờ sáng, đãng trí và thậm chí trầm uất.
* Tại sao người bệnh tiểu đường không thể ăn thêm một chén cơm, thưa bác sĩ?
- Người bệnh tiểu đường, ngay cả dạng bệnh nhẹ, không thể ăn hơn một chén cơm vì lượng tinh bột trong gạo trắng thừa sức đẩy đường huyết lên cao ngất ngưởng rồi nằm lì ở mức chờ biến chứng! Không ăn thì đói rồi sinh bệnh, ăn no cũng bệnh.
* Có phải đó là lý do thúc đẩy bác sĩ tìm một loại gạo đế "đong đầy chén cơm" cho người bệnh tiểu đường?
- Đúng thế. Dùng thuốc để cầm chân căn bệnh tiểu đường là đương nhiên nhưng vẫn chưa bảo đảm.
Hay hơn nhiều khi món ăn thường ngày như là những vị thuốc tốt để người bệnh nhờ đó giảm được lượng thuốc hóa chất tổng hợp và đồng thời phòng ngừa di chứng. Đáp án chính là hoạt chất GABA (Gamma Aminobutyric Acid) sản sinh trong tiến trình biến đổi sinh học của hạt gao lúc nẩy mầm.
Nhờ những tác dụng được ghi nhận qua nghiên cứu lâm sàng trên hàng trăm bệnh nhân theo tiêu chí khách quan và thực nghiệm, tôi đã áp dụng gạo mầm GABA như nhân tố đi kèm nhưng thiết yếu trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường khi dùng gạo mầm, trên thực tế có thể ăn thêm nửa chén, thậm chí một chén cơm mà đường huyết vẫn ổn định nhờ tác dụng kép, vừa tối ưu hóa hoạt tính của nội tiết tố Insulin của tụy tạng, vừa không tăng đường huyết sau bữa ăn do chỉ số đường huyết trong gạo ở mức thấp so với gạo trắng, bánh mì.
Gạo mầm còn có nhiều công dụng khác, như giúp hạ mỡ máu thông qua tác dụng vừa ức chế phản ứng tổng hợp chất mỡ xấu như Triglyceride, LDL đồng thời tăng khả năng tổng hợp chất béo hữu ích như HDL của lá gan. Huyết áp nhờ đó ổn.
Gạo mầm không gây béo phì nhờ ít tinh bột hơn gạo trắng thông thường, lại ngăn táo bón và đầy hơi thường gặp nhờ dồi dào chất xơ hơn các loại gạo khác nên người bệnh không khó ngủ vì phản ứng lên men trong ruột.
Gạo mầm trấn an hệ thần kinh giao cảm do chứa nhiều Calci ở dạng được cơ thể dung nạp tối ưu để trung khu điều hành giấc ngủ phát tín hiệu đúng lúc, để qua đó tạo giấc ngủ tự nhiên nhờ tác dụng ức chế các dẫn truyền thần kinh thái quá đồng thời tái lập nhịp hài hòa trên trục tuyến yên - thần kinh - nội tiết, lại phòng chống loãng xương và bảo vệ hệ thần kinh bị "xói mòn" khi bước vào tuổi cao niên nhờ dồi dào chất kháng - oxy hóa.
Gạo mầm (Germinated Brown Rice) là một loại gạo được lên mầm từ gạo lứt, còn nguyên phôi, xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản năm 1995, ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang là đơn vị đầu tiên nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất loại gạo mầm với thương hiệu Vibigaba. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho thấy, hoạt chất GABA có trong gạo Vibigaba giúp ổn định đường huyết nhờ tác dụng kép, vừa tối ưu hóa hoạt tính của nội tiết tố Insulin của tụy tạng, vừa không tăng đường huyết sau bữa ăn do chỉ số đường huyết trong gạo nẩy mầm ở mức trung bình thấp (58 ±4.3). |
Bình luận của bạn