Giảm cân bằng gạo lứt - nên chăng?

Gạo lứt rất giàu vitamin B1 và chất xơ

Dáng đẹp, eo thon với 2 món ngon

Ăn gạo lứt: Tốt đến đâu? Ăn thế nào đúng cách?

Gạo lứt không có tác dụng chữa bệnh?!

8 lợi ích của việc ăn gạo lứt

Gạo lứt là...

Gạo lứt không phải là gạo của một giống lúa đặc biệt, thực chất là loại gạo không đánh bóng, hay còn gọi là gạo nguyên cám. Gạo bình thường được xay xát khoảng 2 - 3 lần cho trắng bóng, nhưng gạo lứt chỉ được xay 1 lần, lớp vỏ còn giữ nguyên cám vàng và hơi nâu đỏ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ăn gạo lứt cũng có tác dụng ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên rất lợi đối với người hay bị rối loạn tiêu hóa.

Gạo lứt có chứa hàm lượng vitamin B1 và chất xơ cao hơn rất nhiều so với gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chuyển hóa chất béo, làm giảm mỡ dự trữ, giảm cân.

Giảm cân bằng gạo lứt cần lưu ý: 

- Không ăn gạo lứt trong thời gian dài: Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn gạo lứt thời gian dài dễ bị rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng. Bởi vậy, chỉ nên ăn gạo lứt 2 - 3 lần mỗi tuần và khi ăn nên nhai thật kỹ để tránh bị khó tiêu.

- Không vo gạo quá kỹ: Lượng vitamin B1 dễ hòa tan trong nước nên nếu ngâm gạo hoặc vo gạo lứt lâu sẽ khiến gạo mất đi vitamin này. Khi nấu cơm, chỉ cần vo nhẹ gạo rồi nấu như bình thường là được. 

- Chọn mua gạo tại nơi có uy tín: Gạp lứt vì có lớp vỏ cám nên rất dễ bị ẩm mốc. Để bảo quản, có thể gian thương sử dụng hóa chất độc hại. Bởi vậy, chỉ nên ăn gạo lứt ở nơi bán có uy tín. 

- Cần bảo quản gạo cẩn thận: Không nên mua gạo lứt quá nhiều bởi loại gạo này rất dễ bị ẩm mốc. Mỗi lần mua, chỉ nên mua vài cân, cất trong hộp đậy kín. 

Có người ăn gạo lứt mà cân vẫn không giảm?

Nếu chức năng biến dưỡng của gan bị suy giảm thì dù bạn có ăn gạo lứt hay áp dụng nhiều phương pháp giảm béo nhưng cân nặng vẫn không giảm. Điều này thường hay gặp ở phụ nữ mãn kinh. Phụ nữ lứa tuổi này bị suy giảm hormone estrogen (do buồng trứng giảm hoặc đã ngừng hoạt động, giảm sản xuất hormone sinh dục). Hormone estrogen suy giảm tác động trực tiếp đến chức năng biến dưỡng của gan. Lượng chất béo ăn vào không được chuyển hóa thành năng lượng mà lại tích tụ lại trên cơ thể, đặc biệt là phần bụng, quanh eo. 

Bởi vậy, cùng với các phương pháp giảm cân, phụ nữ giai đoạn này nên bổ sung thêm nội tiết tố nữ (có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng) giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ, để mãn kinh mà vẫn luôn khỏe và đẹp. 

Vân An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng