Giao tiếp với trẻ tự kỷ bằng kết nối phi ngôn ngữ

Giao tiếp với trẻ tự kỷ qua đôi mắt, những cử chỉ nhẹ nhàng

5 mong muốn giản đơn của trẻ tự kỷ

Cha mẹ là bác sỹ trị liệu tốt nhất cho trẻ tự kỷ

Con tôi có biểu hiện tự kỷ phải làm sao?

Tự kỷ có thể khỏi được không?

Tìm các dấu hiệu phi ngôn ngữ

Nếu chịu khó quan sát con, bạn có thể học và nhận biết các dấu hiệu phi ngôn ngữ mà trẻ tự kỷ sử dụng để giao tiếp. Hãy chú ý đến những âm thanh mà trẻ thực hiện, những âm thanh đó sẽ được biểu hiện qua khuôn mặt. Ví dụ: Trẻ có thể rú lên, nhưng cùng là tiếng rú ấy, vẻ mặt của trẻ sẽ biểu lộ khác nhau khi con mệt mỏi, vui mừng hay khó chịu. Khi bạn chú ý, bạn sẽ nhận ra tất cả những điều đó.

Hiểu con sau mỗi cơn giận

Con sẽ tỏ ra khó chịu hay giận dữ, đáp trả lại những lời nói và hành động của bạn bằng những cơn giận, gào thét. Chỉ đơn giản là vì, bạn đã hiểu sai hoặc bỏ qua những mong muốn của con, nếu bạn không giao tiếp với con theo cách của con, những điều ấy sẽ khiến con thất vọng và chúng muốn bạn hãy chú ý đến chúng hơn.

Con cáu giận đôi khi vì bạn đã hiểu sai ý chúng 

Dành thời gian để con chơi thoải mái vui vẻ

Hãy lên kế hoạch thời gian vui chơi, khi con bạn tỉnh táo nhất. Chơi trị liệu là phương pháp tác động hữu hiệu, giúp cải thiện sự tương tác, giao tiếp và hành vi của trẻ tự kỷ. Những tác động tốt của chơi trị liệu đối với trẻ tự kỷ là:

- Khi vui chơi, trẻ sẽ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển cả vận động tinh thần và vận động thô.

- Khi trẻ được tiếp xúc với đồ vật và môi trường xung quanh, thông qua 5 giác quan, trẻ sẽ cảm nhận được nhiều kích thích từ môi trường. Đây là những yếu tố tạo điều kiện liên kết hoạt động giữa các vùng của não, giúp trẻ nhận biết được thuộc tính của đồ vật, từ đó, từng bước phát triển nhận thức và trí tuệ.

- Trò chơi có luật chơi và trò chơi mang tính xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được sinh hoạt xã hội, thiết lập các mối quan hệ giữa cá nhân với mọi người, học tập kỹ năng tương tác xã hội.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

- Vui chơi tạo cho trẻ sự vui vẻ, thoải mái, hứng thú, làm tăng độ tập trung chú ý, giảm mức độ hung tính.

Hãy chú ý đến độ nhạy cảm của trẻ

Trẻ tự kỷ có đặc điểm là chậm nói, thờ ơ, không biết “tương tác” với mọi người, chỉ mải mê, thích thú tới một số đồ vật hoặc hoạt động, có những hành vi rập khuôn theo một kiểu và có những động tác cơ thể định hình. Tuy nhiên, nhiều trẻ tự kỷ có khả năng về trí nhớ cùng thị giác rất tốt, nhạy cảm với âm thanh, nhạc điệu và thích hoạt động. Trẻ có thể hiểu nhiều hơn là nói và do không thể nói ra nên trẻ dễ cáu gắt, ăn vạ, la hét… Trẻ chỉ cảm thấy an toàn trong môi trường quen thuộc và ít biến đổi.

Các bậc cha mẹ, khi đã xác định được con bị mắc tự kỷ, đặc biệt là trong hai năm đầu đời, cần có phương pháp chăm sóc phù hợp để trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng.

Ngoài giao tiếp tốt với con, bạn cần chăm sóc con với chế độ dinh dưỡng phù hợp và chú ý bảo vệ não bộ cho con bằng thảo dược thiên nhiên có sự phối kết hợp các thành phần như cao Đinh lăng, cao Thăng ma, cao Gingko Biloba, Coenzym Q10, Taurine, Vitamine B6 vì tính an toàn và không có tác dụng phụ đối với cơ thể vốn đã rất nhạy cảm của con, để từ đó giúp trẻ phát triển não bộ một cách toàn diện hơn.

Ngọc Hoa H+ (Theo Helpguide)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ