Có hơn 1000 trẻ Việt Nam bị liệt đám rối thần kinh cánh tay sau sinh
Tăng nguy cơ viêm ruột, hen khi trẻ dùng kháng sinh
Mẹ thiếu dinh dưỡng – trẻ dễ mắc bệnh hiểm nghèo
2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc
Cách dạy bơi cho con từ khi nhỏ
GS.Alain Gilbert, Chuyên gia đầu ngành Phẫu thuật đám rối thần kinh, Viện Phẫu thuật Bàn tay Paris, Pháp cho biết, liệt đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) là các tổn thương thường xuất hiện ở thời điểm sinh đẻ, gây tổn thương ở dây thần kinh vận động ở cánh tay, dẫn đến liệt cánh tay sau sinh. Trong số những cháu bé không may mắc phải tổn thương này, có khoảng 50-60% không cần phẫu thuật, còn lại các tổn thương nếu không phẫu thuật thì rất khó hồi phục. Tỷ lệ mắc phải theo thống kê 1-1,2 phần nghìn số trẻ đẻ ra.
Kích thước khung chậu, cân nặng thai nhi và vị trí vai thai nhi trong quá trình chuyển dạ,... là những yếu tố nguy cơ đối với các chấn thương đám rối phức tạp này. Trẻ sơ sinh có trọng lượng trên 4kg chào đời bằng phương pháp đẻ thường có nguy cơ cao chấn thương ĐRTKCT. Tổn thương này cũng xảy ra thường xuyên hơn với trẻ có ngôi mông, mặc dù cân nặng sơ sinh thấp.
Ước tính Việt Nam có 1,5 triệu em bé ra đời mỗi năm, vậy sẽ có khoảng 1.000-1.500 trẻ sinh ra mắc mới tổn thương liệt ĐRTKCT. Trong đó có một nửa số ca bệnh có thể phục hồi được mà không cần can thiệp; còn lại khoảng 600-700 ca cần can thiệp phẫu thuật.
Nói về “giai đoạn vàng” trong phẫu thuật liệt ĐRTKCT, GS. Alain Gilbert cho biết sau khi theo dõi hàng nghìn ca bệnh trên thế giới cho thấy, theo dõi từ khi trẻ sinh ra đến 3 tháng có thể dự đoán được khả năng hồi phục của trẻ thế nào, từ đó đưa ra quyết định có nên phẫu thuật hay không? Nếu không thể tự hồi phục có thể can thiệp càng sớm càng tốt để chức năng cánh tay của trẻ tốt hơn về sau này.
Còn theo TS.BS Nguyễn Hồng Hà, phẫu thuật đám rối thần kinh đã phát triển từ nhiều năm ở Việt Nam nhưng chủ yếu là chữa trị cho người lớn. Khoảng vài năm trở lại đây, việc chữa trị liệt đám rối thần kinh cho trẻ em nhất là trẻ sơ sinh mới phát triển. Phẫu thuật này mới tiến hành ở bệnh viện Nhi Đồng I TP.HCM cách đây 4 năm và bệnh viện Việt Đức cách đây 2 năm. Đây là một phẫu thuật còn rất mới với các bác sỹ cũng như đối với người nhà bệnh nhân.
Nhiều người khi thấy con em mình bị mắc căn bệnh liệt đám rối dây thần kinh cánh tay thường có tâm lý trông chờ để bệnh tự khỏi hoặc chỉ nghĩ đến biện pháp phục hồi chức năng, massage, xoa bóp, châm cứu... Nhưng như vậy sẽ chưa đủ để có thể phục hồi hoàn toàn cho trẻ.
Khoảng 50-60% trẻ mắc bệnh liệt đám rối thần kinh cánh tay có thể hồi phục được bằng các biện pháp châm cứu, massage, phục hồi chức năng; 30-40% còn lại trẻ phải được can thiệp phẫu thuật để phục hồi. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tới viện điều trị khi đã quá muộn nên không thể phục hồi được.
Bình luận của bạn