Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng hoa ô Hồ Bá Thâm tại Gala Nơi ta tìm về của Đài PTTH Nghệ An.
Bắc Bộ bắt đầu chuỗi ngày có nắng nóng gay gắt
Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?
Nhiễm khuẩn huyết từ vết đâm do ngạnh cá trê
Lời khuyên về ăn uống từ chuyên gia nghiên cứu nhịp sinh học
Trước đó, như nhiều người biết, ông từng được Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện và phát sóng chương trình “Người kể chuyện Bác Hồ bằng thơ” được dư luận hoan nghênh và đón đợi. Ông là Tiến sĩ Triết học/Nhà thơ Hồ Bá Thâm, sinh năm 1947 tại Nghệ An, hiện sống và công tác tại thành phố mang tên Bác, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài TP.HCM.
Chúng tôi may mắn được gặp ông trong một chuyến công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh, được bà con đồng hương Nghệ - Tĩnh tại đây trầm trồ khen ngợi và giới thiệu để tìm gặp, làm việc. Đó là một nhà khoa học từng công bố hàng trăm bài báo khoa học về lĩnh vực triết học; nghiên cứu 20 đề tài khoa học; đã xuất bản gần 50 đầu sách về triết học, khoa học chính trị - xã hội - văn hóa với tư cách tác giả và là chủ biên (chưa kể sách in chung). Đó là một nhà thơ từng xuất bản 13 tập thơ, trong đó có 9 tập với nhiều bài thơ về Bác như: "Dưới ánh mặt trời", "Đi từ mùa xuân ấy", "Thơ và trường ca Nỗi niềm", "Khi mùa xuân đến", trường ca “Đứng trước dòng sông", "Vầng trăng quê", "Từ ấy mùa sen", "Hát cùng Hà Nội", "Có một Trường Sơn như thế". Trong tập "Dưới ánh mặt trời", có chùm thơ Nguồn sáng vĩnh hằng với khoảng 70 trang viết về Bác, tập "Hát cùng Hà Nội" có 60 trang viết về Bác. Đặc biệt, sau hơn 50 năm làm thơ về Bác Hồ in rải rác trong 9 tập thơ nói trên, năm 2021, ông in riêng một tập thơ với 49 bài viết về Bác Hồ mang tên "Từ ấy mùa sen".
Ông niềm nở và vui mừng khi được gặp đồng hương, nhất là khi được hỏi về những sáng tác thơ về Bác Hồ kính yêu trong tập thơ “Từ ấy mùa sen”. Ông bày tỏ rằng, tập thơ nổi bật với hình ảnh chủ đạo, gần gũi đồng quê Việt Nam là bông sen. Ông lần lượt giới thiệu một số bài nổi bật, ấn tượng như "Ngày ấy mùa sen", "Sen mặt trời", "Câu ca ví dặm mùa sen" hay "Hồ Chí Minh bát ngát những mùa sen"… Riêng bài thơ "Mỗi bước con đi có cha bên cạnh" được nhà thơ viết sau khi xem xong vở kịch "Cha con và Tổ quốc", ngày Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh chia tay cha đi về phương Nam để tìm đường cứu nước. Nhà thơ cũng viết nhiều bài thơ về Bác ở miền Trung, ở Sài Gòn và quá trình “tìm hình của nước”… Tập thơ không quên nhắc nhớ về Đồng Tháp, nơi ở cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc, hay cả về sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ để thể hiện tình hữu nghị như Bác mong ước từ lâu…
Tập thơ “Từ ấy mùa sen” vì vậy có chỗ đứng riêng, giàu hình ảnh, âm nhạc điệu, vượt lên về hình thức và nội dung so với các sáng tác trước đó.
"Tháng Năm này xin hứa cùng với Bác
Gian nan khởi nghiệp, lửa thử vàng
Bão giông sóng dữ, luôn vững lái
Nhớ Bác, chúng con đạp sóng bằng!
Tháng Năm này, cháu về thăm nhà Bác
Tháp nén trầm thơm tỏ tấm lòng
Sen nở đưa hương hồn… trong gió
Sáng - vầng - nhật - nguyệt trái - tim - hồng!"
Nhà thơ Hồ Bá Thâm nghiêm trang, thành kính nói rằng: "Viết về Bác là cảm xúc, suy tư không chỉ về lãnh tụ thiên tài mà còn về một con người, một đời người… Viết về Bác là viết về nhân dân, về dân tộc, về cách mạng, về thời cuộc, không chỉ là quá khứ mà cả hiện tại và tương lai…".
Nhà thơ cho biết thêm, khi viết về Bác, ngoài mục đích tìm về cái cao cả, vĩ đại, phải làm sao để không thể hiện sự ca ngợi một chiều mà còn phải có ý nghĩa thức tỉnh, học, làm theo gương Bác một cách sáng tạo. Cái khó nhất khi làm thơ về Người, theo nhà thơ là phải hiểu được nội tâm, cảm xúc trăn trở của Bác. Viết về Bác Hồ hay về quê hương đất nước cũng chính là thể hiện sự suy tư về thời cuộc, về số phận con người, số phận dân tộc và cả nhân loại cần lao trong biến cố lịch sử và không chỉ đã qua mà còn là trong tương lai bởi vì Hồ Chí Minh còn sống mãi với nhân dân dân tộc ta. Viết về Bác là để học, để làm theo Bác trong hoàn cảnh của mình và truyền cảm hứng khát vọng cho người khác.
Gặp lại nhau tại thành phố quê hương Bác, nhiều “người Nghệ xa quê” có dịp hiểu nhau hơn về quá trình phấn đấu, đi lên của từng người, đặc biệt là những đóng góp quý báu cho đất nước và quê hương của những người con quê Bác khắp mọi miền Tổ quốc. Tiến sĩ/Nhà thơ Hồ Bá Thâm tâm sự với các “đồng hương” rằng, sẽ tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, nhất là tiếp tục “kể chuyện Bác Hồ bằng thơ” để đóng góp nhiều hơn nữa vào Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng và Nhân dân ta đang ra sức thực hiện từng ngày, từng giờ hôm nay, ngày mai, ngày sau../.
Bình luận của bạn