Vì sao trẻ ho cả tháng không khỏi?

Để phòng ho do dị ứng, cần chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vào buổi sáng

Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì?

Xót xa khi thấy con cưng ho tới ngất lịm

Ho như thế nào mới phải đưa bé đi bác sỹ?

Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ

Biểu hiện của ho do dị ứng 

Dùng hết mấy lọ siro trị ho, đổi mấy lần kháng sinh mà sáng nào con cũng ho sặc sụa, chị Hoài Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) đành bế con đi khám. Bác sỹ cho biết bé nhà chị bị ho do dị ứng thời tiết. Cũng như chị Hoài Anh, khi thời tiết miền Bắc chuyển mùa, nhiều bà mẹ lại thấy lo lắng khi thấy con ho lâu ngày không khỏi.

Theo bác sỹ Vũ Thị Việt – Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường, thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh rồi từ lạnh sang nóng, thậm chí thời tiết thay đổi ngay trong ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với trẻ nhỏ, hệ hô hấp còn yếu, sức đề kháng kém là đối tượng dễ phản ứng với điều kiện thời tiết thất thường và có thể biểu hiện bằng ho”.

Ho do dị ứng kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, mất ngủ

Ngoài thời tiết, trẻ còn có thể bị ho kéo dài do dị ứng với phấn hoa, lông động vật... Trẻ bị ho do dị ứng thường ho thành cơn, nhất là lúc trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy, hay lúc chuyển tư thế, đang từ nằm sang ngồi hay ngược lại (do thay đổi áp lực trong cơ thể). Khác với ho do viêm nhiễm, trẻ bị  sốt, có thể có đờm đục, đờm xanh. Những trẻ bị ho do dị ứng có cảm giác ngứa rát, thông thường trẻ hay bị ho khan; Nếu ho có đờm thì đờm trong, không sốt; Khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì bạch cầu không tăng. Ho do dị ứng kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, tức ngực, đau đầu, mất ngủ. 

Làm gì khi trẻ bị ho do thời tiết

Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết cần được điều trị bằng các thuốc dị ứng (các loại kháng histamine), thuốc giảm tiết chảy nước mũi. Trẻ bị ho do dị ứng rất lâu khỏi và có thể bị bội nhiễm, do các bà mẹ dùng thuốc cho con không đúng, lạm dụng siro ho... Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc giảm ho nếu chưa xác định được đúng nguyên nhân gây ho.

Ho do dị ứng thời tiết tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, trẻ ho do dị ứng có thể bị bội nhiễm, dẫn đến các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…

Khi trẻ bị ho kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ

Khi trẻ bị ho mà không kèm các dấu hiệu sốt, mệt mỏi có thể cho trẻ uống thuốc ho long đờm và cần chú ý xem liệu có phải do trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó không để loại hẳn khỏi thực đơn của bé trong thời gian đó.

Để phòng ho do dị ứng, cần chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy hoặc tối trước khi đi ngủ. Khi ra ngoài trời lạnh, nên mặc ấm, đeo khẩu trang, tránh uống nước lạnh. Ngoài ra, cha mẹ cần vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên, cho trẻ súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý; Nên cho trẻ ăn uống đủ chất; Tăng cường sức khỏe miễn dịch là cách tốt nhất để phòng bệnh ho do dị ứng cho bé. Theo đó, cha mẹ hãy lựa chọn thêm một sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp với hệ miễn dịch của trẻ. Đừng quên tham khảo thêm ý kiến tham vấn trực tiếp của chuyên gia y tế trước khi quyết định.

Nếu đã áp dụng những cách trên, sau 3 ngày trẻ vẫn không đỡ ho, phụ huynh cần cho con đi khám để được bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh và cho thuốc phù hợp, không nên tự ý điều trị và thay thuốc cho con. Bởi ngoài ho do dị ứng, ho kéo dài ở trẻ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên và có  thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Một số dấu hiệu nhận biết nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài
Nếu trẻ ho có đờm, có thể do dị ứng, hen. Nếu trẻ ho từng cơn, đỏ mặt có thể là ho gà hay dị vật đường thở. Nếu trẻ ho sau khi vận động thì có thể là biểu hiện của bệnh hen. Khi trẻ ho nhiều về đêm có thể do viêm mũi xoang, hen. Nếu trẻ chỉ ho ban ngày, không bao giờ ho khi ngủ, ho khan, ho tăng lên khi đang tập trung làm việc gì đó thì có thể ho do tâm lý...



Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ