Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị nẻ má?

Nẻ má là tình trạng thường gặp vào thời điểm giao mùa, hanh khô và mùa lạnh ở trẻ em

Còn trẻ đã đau tim thì dễ tử vong sớm!

Trẻ mắc bệnh động kinh có thể đi học không?

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

11 loại thực phẩm nên và không nên cho trẻ sơ sinh ăn

Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nẻ má

Nẻ má khiến bé cảm thấy đau rát và khó chịu

Nguyên gây nẻ má vào mùa lạnh ở trẻ có thể do trẻ nhỏ có sở thích phun mua lên mặt hay do thời tiết lạnh, hanh khô khiến khiến làn da mỏng manh của bé bị khô, nứt nẻ và đóng vảy, hai má đỏ ứng.

Ngoài ra, thói quen rửa mặt cho bé bằng nước quá nóng, lạm dụng điều hòa hay quạt sưởi, thậm chí thói quen uống ít nước, không lau sạch miệng sau khi bé ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng nẻ má gây khô ráp ở bé.

Mẹ cần làm gì để phòng tránh nẻ má ở trẻ

Không nên kỳ cọ mạnh tay vào da bé: Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng.

Chú ý đến nhiệt độ nước tắm: Vào mùa đông, việc dùng nước nóng để tắm cho trẻ là điều cần thiết song bố mẹ cần chú ý, không dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ, vì nước nóng sẽ làm cho da bé bị khô và nẻ. Nhiệt độ nước lý tưởng nhất nên tắm cho bé từ 33 - 36 độ C. Tốt nhất, trước khi dùng nước tắm cho bé, các mẹ nên dùng khuỷu tay hoặc cổ tay của mình để kiểm tra nước.

Không lạm dụng xà phòng: Hoạt chất tẩy rửa trong xà phòng, làm tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô.

Mẹ có thể bôi thuốc chống khô da cho trẻ để phòng tránh nẻ má

Làm sạch da cho trẻ: Sau khi cho bé ăn nên lau thức ăn, cặn sữa bám quanh miệng để giữ cho da bé luôn sạch sẽ. Thường xuyên dùng nước ấm lau rửa chân tay cho bé vì những vết bẩn để lâu sẽ khiến cho da quanh vùng miệng và má bé bị khô và rát. 

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ quá cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15 - 20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.

Cho bé uống đủ nước: Hàng ngày nên cho trẻ ăn, uống nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô. Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao do vậy vẫn phải cho bé uống nước đều đặn. Vào những ngày trời hanh khô cần cho bé uống nhiều nước hơn. 

Bôi kem dưỡng ẩm cho bé: Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho da là cách phòng ngừa da bị nứt nẻ hiệu quả nhất. Mẹ nên bôi vào má cho bé bằng sáp ong hay loại kem dưỡng dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chú ý chọn những loại kem không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng da trẻ. Hoặc mẹ có thể chọn các loại kem dưỡng da tự nhiên cho bé như: 

Dầu dừa cũng được coi là kem dưỡng da chống nẻ cho trẻ

+ Dầu dừa: Đây là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời nhất cho bé. Chúng không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng hấp thụ vào da.

+ Dầu olive: Bạn cũng có thể dùng dầu olive để tắm và rửa mặt cho con sẽ khiến con giảm nẻ má và da.

+ Mật ong: Mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.

+ Dầu hạt hướng dương: Dầu hạt hướng dương cũng giàu acid béo thiết yếu và cũng được biết đến với lợi ích giữ ẩm. Nó cũng thực sự tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm làn da nhạy cảm và khô nẻ ở bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến các biểu hiện dưới đây, thì nên đưa bé đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán bệnh: Trong trường hợp da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé; Trong một số trường hợp khác, chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, khi bị bệnh, biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé; Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ