- Chuyên đề:
- Bệnh tuyến giáp
Suy giáp nên ăn gì? Bị bệnh suy giáp kiêng ăn gì? Luyện tập thế nào khi bị suy giáp?
Giải pháp giúp tăng cường trao đổi chất ở bệnh nhân suy giáp
3 tư thế yoga có lợi cho người mắc suy giáp
Bệnh nhân suy giáp nên tránh xa những thực phẩm này
3 lý do bạn đừng vội dùng sản phẩm bổ sung cho tuyến giáp
Theo Hiệp hội Tuyến giáp Mỹ, suy giáp hay nhược giáp là khi tuyến giáp hoạt động kém sẽ không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, gây chậm quá trình chuyển hóa của cơ thể. Kết quả của quá trình này là một loạt các triệu chứng khi cơ thể có mức năng lượng thấp. Người bệnh có thể cảm thấy rất khó thức dậy vào buổi sáng và thường có dấu hiệu ngủ gật vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ngoài ra, nhược giáp làm chậm sự trao đổi chất của tế bào, dẫn đến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh cũng như dễ tăng cân.
Suy giáp là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi và nó thường bị xem nhẹ, coi như hệ quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng này kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, tăng cân, tóc rụng, vận động chậm chạp... thì hãy kiểm tra sức khỏe của mình. Đặc biệt, rất nhiều người trẻ cũng đối mặt với căn bệnh này, bắt đầu từ việc ngủ những giấc ngủ dài trên 10 tiếng.
Bệnh suy giáp nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến các rối loạn về chuyển hóa, các bệnh tim mạch, nội tiết, tâm thần. Hậu quả của các rối loạn này là làm suy giảm sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân cần phải điều trị hormone thay thế suốt đời.
Dưới đây là 10 cách sống chung với suy giáp mà bạn nên biết:
Bình luận của bạn