Rối loạn ăn uống có thể dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng
Trẻ dễ gặp rối loạn ăn uống ở trường
Phụ nữ mắc đái tháo đường dễ bị rối loạn ăn uống
Cha mẹ đã biết các dấu hiệu rối loạn ăn uống ở trẻ?
Rối loạn ăn uống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn
1. Rối loạn ăn uống lành mạnh (Orthorexia)
Orthorexics được gọi là rối loạn ăn uống lành mạnh bởi người bị rối loạn ăn uống dạng này sẽ chỉ ăn các loại thực phẩm hữu cơ, và từ chối toàn bộ các nhóm thực khác mà họ cho là không "tinh khiết" về chất lượng.
Nhiều nghiên cứu đã mô tả rằng, những người bị chứng rối loạn ăn uống lành mạnh dường như bị ám ảnh và sợ hãi về các nguy cơ sức khỏe khiến họ phải tránh những thực phẩm chứa màu, mùi, chất bảo quản, chất béo không lành mạnh,... từ đó tự đưa ra những quy tắc cứng nhắc về chế độ ăn uống của mình.
2. Chán ăn khi mang thai (Pregorexia)
Phụ nữ bị chán ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài hơn, nó có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Tăng nguy cơ trầm cảm, thiếu máu, tăng huyết áp, tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi...
3. Ăn quá nhiều (Binge eating)
Nhiều người thường ăn rất nhiều để giảm bớt căng thẳng và cảm xúc tiêu cực
Một số người thường ăn rất nhiều khi bị căng thẳng hoặc có cảm xúc tiêu cực, và họ chỉ có thể cảm thấy thoải mái khi đã ăn no nê. Tuy nhiên, điều này có thể khiến họ bị tăng cân rất nhanh, dẫn tới thừa cân, béo phì, và đây lại là yếu tố có liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
4. Chán ăn do luyện tập (Anorexia athletica)
Tình trạng này thường gặp ở các vận động viên, những người tập luyện thể thao. Người bị mắc chứng rối loạn ăn uống này thường nghiện tập thể dục, họ lao vào luyện tập để giữ cân, đặc biệt quan tâm tới số lượng calorie được đốt cháy. Họ sẽ cảm thấy lo lắng, tội lỗi nếu không được tập luyện.
Bình luận của bạn