6 loại thuốc không kê toa có thể gây hại cho trẻ

Nhiều loại thuốc không cần kê đơn khiến trẻ nhỏ gặp nguy hiểm

Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C

FDA cảnh báo về tác hại của thuốc nhuận tràng

Tự làm kem chống nắng đơn giản

Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch?

Dưới đây là một số loại thuốc được các chuyên gia cân nhắc sử dụng để tránh tác dụng phụ và cảnh báo về các biện pháp khắc phục cũng như cung cấp giải pháp thay thế an toàn hơn.

1. Thuốc trị dị ứng và thuốc giảm sung huyết

Khi con bạn bị dị ứng, bạn có thể sẽ nghĩ tới chuyện cho bé uống thuốc trị dị ứng antihistamine hay thuốc giảm sung huyết decongestants. Dù cả hai đều có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng nhưng anthistamine có thể gây buồn ngủ và táo bón cho trẻ, trong khi decongestants lại khiến trẻ trở nên hiếu động hơn. Thêm vào đó, thuốc nhỏ mắt cũng có thể làm cho người bệnh chảy nước mắt, ngứa và đỏ, làm giảm các mạch máu cũng như gây bỏng và dị ứng.  

Thay vào đó, bạn có thể thử xịt mũi cho trẻ bằng nước muối hay rửa mũi bằng nước mũi để loại bỏ phấn hoa ra khỏi khoang xoang để “dọn dẹp” chất nhầy và các chất bẩn gây tắc mũi.

2. Kem chống nắng

Một số loại kem chống nắng chứa nhiều hóa chất có thể hấp thụ vào máu và đã được chứng minh gây rối loạn nội tiết tố và gây dị ứng.

Hãy tìm những loại kem chống nắng chứa khoáng chất có oxid kẽm hoặc titanium dioxide. “Chúng hoạt động như một loại thuốc chống lại ánh nắng mặt trời, tạo rào cản về vật lý hơn là một loại chất hóa học”, Sherry Torkos – dược sỹ tại Ontario cho biết. Ngoài ra, các biện pháp bảo vệ da dưới ánh sáng mặt trời với mũ, kính mát và quần áo chống nắng luôn mang lại hiệu quả.

3. Thuốc nhuận tràng

Một trong những thủ phạm chính gây táo bón là không ăn đủ chất xơ cần thiết

Khoảng 30% trẻ em tại Mỹ bị táo bón, theo nghiên cứu của The American Journal of Gastroenterology. Đó cũng là lý do khiến các bậc cha mẹ tìm kiếm những loại thuốc không cần kê đơn như thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, khi sử dụng thường xuyên, cơ thể sẽ bị phụ thuộc vào thuốc để kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường.

Một trong những thủ phạm chính của táo bón là chế độ ăn uống mà hầu hết trẻ em không nạp đủ lượng chất xơ cần thiết. Trẻ có thể kén ăn nhưng cha mẹ nên tìm những công thức mới để trẻ ăn được nhiều rau, trái cây, đậu và các loại đậu, ngũ cốc cũng như uống nhiều nước.

4. Kem hydrocortisone

Kem hydrocortisone là một loại kem trị các vết côn trùng cắn, dị ứng da và các phản ứng dị ứng, tuy nhiên, nó có thể khiến trẻ bị ngứa, khô da và thậm chí là thay đổi màu da. Hỗn hợp baking soda, nước và vài giọt tinh dầu trà với tính chất sát trùng là một giải pháp thay thế giúp giảm tình trạng ngứa. Ngoài ra, để ngăn ngừa côn trùng cắn, hãy tìm các chất chống côn trùng từ tinh dầu như dầu sả hoặc dầu neem (của Ấn Độ).

5. Thuốc trị cảm lạnh và ho

Năm 2007, FDA đã khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc trị cảm lạnh và ho vì không có hiệu quả với chúng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Đối với những trẻ trên 1 tuổi, một trong những biện pháp tốt nhất giúp giảm ho là ngậm mật ong để làm dịu cổ họng.

6. Thuốc hạ sốt

Một số chất như aspirin, acetaminophen và ibupropen có thể gây ra những tình trạng tổn thương gan và thận, gây ù tai, đau dạ dày, đau đầu và rụng tóc. Thêm vào đó, sử dụng aspirin cũng có thể gây ra hội chứng Reye – một tình trạng hiếm gặp có thể gây sưng ở gan và não.

Đối với những trẻ nhỏ bị sốt, cha mẹ nên gọi cho bác sỹ. Với những trẻ lớn hơn, nếu bạn quyết định sử dụng thuốc hạ sốt, hãy xin lời khuyên của bác sĩ để chắc chắn rằng việc sử dụng thuốc là an toàn và liều lượng chính xác.

Thu Hà H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ