Tỏi là một loại gia vị bổ dưỡng và rất ít calorie
Chiết xuất tỏi ngừa vi khuẩn kháng thuốc
Ăn tỏi sống chống béo phì
Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ tỏi
Tỏi sống - 'vũ khí' ngừa ung thư phổi
Tỏi dù ở dạng củ tươi, dạng bột hay đã nấu chín đều có thể cung cấp lợi ích tối ưu cho sức khỏe . Dưới đây là 7 lý do bạn nên dùng tỏi mỗi ngày:
1. Trị mụn
Bạn có thể không tìm thấy tỏi trong danh mục thành phần của các sản phẩm trị mụn nhưng thực tế đây lại là một liệu pháp điều trị mụn tại chỗ vô cùng hiệu quả. Allicin – hợp chất vô cơ tạo nên mùi vị đặc trưng của loại gia vị này – có khả năng cản trở hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Angewandte Chemie năm 2009. Allicin khi phân hủy thành acid sulfenic tạo ra phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo do mụn, dị ứng và các bệnh ngoài da.
2. Trị rụng tóc
Tỏi chứa keratin – chất tạo protein cho tóc và phục hồi mái tóc. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Da liễu Ấn Độ năm 2007 cho thấy gel tỏi có tác dụng điều trị rụng tóc từng mảng và kích thích mọc tóc.
3. Trị cảm lạnh thông thường
Tỏi có thể giúp bạn vượt qua sự khó chịu do cảm lạnh gây ra
“Tỏi đinh hương có chứa lượng allicin dồi dào. Vài nhánh tỏi mỗi ngày có thể giúp bạn vượt qua sự khó chịu do cảm lạnh gây ra”, Rence Ficek – chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại Seattle Sutton's Healthy Eating, cho biết.
Tuy nhiên, bổ sung tinh chất tỏi qua thực phẩm chức năng cũng có tác dụng phòng cảm lạnh. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Advances In Therapy năm 2001 chứng minh việc bổ sung tỏi hàng ngày có thể làm giảm 63% nguy cơ cảm cúm và giảm 70% thời gian cảm lạnh (xuống còn ít nhất 1,5 ngày).
4. Hạ huyết áp
Bổ sung tỏi hàng ngày là cách giữ cho huyết áp luôn ổn định. Các hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc hiện có: 600 – 1.500mg chiết xuất tỏi có hiệu quả như thuốc Atenolol (được chỉ định cho người bệnh cao huyết áp trong 24 tuần), theo nghiên cứu trên Pakistan Journal of Pharmaceutical Sciences năm 2013.
Do chứa lượng lớn polysulfides, tỏi kích hoạt việc sản xuất các yếu tố giãn mạch có nguồn gốc nội mạc (EDRF), theo Rence Ficek. EDRF làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, kiểm soát huyết áp.
Nếu không muốn bị “rau mùi”, người bệnh tăng huyết áp có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung tỏi thay vì dùng tỏi tươi.
5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol xấu (LDL), theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine năm 2000.
“Tỏi làm giảm sự hoạt động của hai loại enzyme sản sinh cholesterol chính trong gan, bổ sung tỏi còn giúp làm tan các cục máu đông, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim”, Vandana Sheth, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn, cho biết.
Tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
6. Tăng cường hiệu suất vật lý
Tỏi có thể làm tăng năng suất tập thể dục và giảm sự mệt mỏi do tập luyện.
“Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã sử dụng tỏi để làm giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng làm việc của người lao động”, Rence Ficek cho biết.
Dầu tỏi đã được chứng minh là có thể làm tăng khả năng gắng sức của người bị bệnh tim.
7. Cải thiện sức khỏe xương
Loại gia vị này có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bộ xương như kẽm, mangan, vitamin B6 và vitamin C.
“Lượng mangan dồi dào trong tỏi cung cấp các enzyme và chất chống oxy hóa cần thiết để hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và thúc đẩy sự hấp thụ calci”, Risa Groux – chuyên gia dinh dưỡng tại ChazzLIVE, cho biết.
Tỏi còn có khả năng làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ mãn kinh bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố nữ estrogen.
Ăn bao nhiêu tỏi là đủ?
Một người lớn khỏe mạnh có thể ăn tối đa 4 tép tỏi/ngày, theo Trung tâm Y khoa, Đại học Maryland (Mỹ). Cụ thể, lượng tỏi an toàn để tiêu thụ mỗi ngày là 1gr/1kg cân nặng, ví dụ, một người nặng 50kg có thể ăn tối đa 50gr tỏi/ngày.
Bình luận của bạn