Không phải ai ăn lá sen cũng tốt!

Không phải tất cả mọi người đều có thể ăn được lá sen

Ưu đãi đặc biệt khi mua bánh trung thu "Sen" của Pullman

Tinh lá sen tươi

Ngậy bùi xôi gà gói lá sen tươi

Mẹo bảo quản hạt sen cho cả năm

Trong lá sen có chứa flavonoid bao gồm hyperin, isoquercetin, astragalin và asparagin, các alkaloids như nelumbinis, nuciferine, liensinine. Nuciferine có tác dụng kéo dài giấc ngủ, mỗi ngày dùng 5 - 10gr lá khô dạng hãm nước sôi như trà, nelumbinis có tác dụng trấn tĩnh, làm bình dục tính.

Theo các thử nghiệm trên lâm sàng, dịch chiết từ lá sen còn có tác dụng cường tim và làm hạ huyết áp. Đông y dùng các bộ phận của sen chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp hoảng hốt mất ngủ.

Về tác dụng chống béo phì của lá sen, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, cao chiết lá sen giúp ức chế sự hấp thụ của chất béo và carbohydrate, nhờ đó ngăn chặn việc gia tăng trọng lượng cơ thể, ngăn chặn việc tích tụ mỡ trong các tế bào gây béo phì (trên mô hình thực nghiệm của chuột được nuôi với chế độ ăn giàu chất béo), tuy ăn nhiều chất béo nhưng hàm lượng triglyceride trong máu không cao. Chính vì vậy mà người ta tin rằng sử dụng lá sen sẽ giúp giảm cân.

Tuy nhiên, lá sen có vị đắng, tính lạnh nên những người thực nhiệt uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ được.

Ngược lại, trường hợp người hư nhiệt uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.

Do hàm lượng alkaloid cao nên lá sen cho tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng trên tim, do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Tuy không độc nhưng khuyến cáo không dùng cho người thiếu máu, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh và không dùng chung với vị thuốc phục linh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp