Cẩn thận kẻo rước thêm bệnh vì ăn nhót!

Quả nhót mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Những điều cần tránh khi ăn quả nhót bạn nên biết

Những ai không nên ăn quả nhót?

Quả nhót - chát chua hữu ích

Đừng sợ rau củ quả có màu “lạ” 

Nhót được trồng ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Sri Lanka...  Ở Việt Nam, có khoảng 4 – 5 loài nhót mang đến giá trị kinh tế, cho ra thứ quả vị chua – ngọt có thể dùng làm thực phẩm. Tại Trung Quốc, một số loài còn nhót còn được dùng làm thuốc.

Quả nhót được trồng ở nhiều nước châu Á

Nhót có thể ăn được cả khi còn xanh và khi chín đỏ. Ở miền Bắc, người ta dùng quả nhót xanh để ăn trực tiếp với rau bắp cải, lá tỏi tươi, rau mùi và chấm cùng gia vị làm từ muối tinh, ớt bột, mì chính, đường trắng hoặc trộn cùng các gia vị khác làm nộm, làm gỏi. Ở một số nước, loại trái cây này còn được dùng làm mứt, thạch, làm thức uống giải khát trong những ngày Hè.

Nhót xanh được dùng để ăn gỏi

Công dụng của nhót:

Nhót là loại quả lành tính, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, nhót là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và các loại khoáng chất khác như calci, magne, kali, phospho...  

Nhót chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư

Ngoài ra, nhót cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, flavonol, polyphenol và các acid béo thiết yếu giúp phòng ngừa ung thư và bệnh tim. Đông y còn sử dụng các bộ phận của cây nhót để chữa nhiều chứng bệnh như trừ đờm, bình suyễn, chữa kiết lỵ, tiêu chảy...

Lưu ý khi ăn nhót

Cạo sạch bụi phấn trước khi ăn: Nếu ăn nhót trực tiếp, nên chọn những quả nhót chín mọng và chà sát cho sạch lớp bụi phấn bên ngoài để tránh viêm họng. Nhót càng chín thì lớp bụi phấn càng dễ chà sát hơn.  

Nên chà sạch bụi phấn để tránh viêm họng

Không ăn khi đói bụng: Nhót có vị chua và chát, do đó bạn không nên ăn khi đói bụng vì có thể gây kích ứng dạ dày. Tốt nhất là hãy ăn nhót sau bữa cơm khoảng 30 phút.

Người không nên ăn nhót: Những người bị viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế ăn nhót do chúng có tính acid cao, dễ làm tăng cơn đau và khiến bệnh tình trầm trọng hơn; Người bị hội chứng ruột kích thích, đầy bụng cũng cần kiêng nhót hoặc không nên ăn nhiều; Trẻ em dưới 1 tuổi cũng không nên ăn nhót do dạ dày và hệ tiêu hóa còn non nớt. Ở những trẻ lớn hơn, nếu không may nuốt phải hạt nhót sẽ bị hóc, gây nguy hiểm cho trẻ.

Thu Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng