Ăn sạch để sống lâu

Rau xanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được chế biến đúng cách (Nguồn ảnh: Vnexpress)

Ăn táo caramel nhiễm khuẩn: 4 người chết

Gần 10% số người nhập viện do nhiễm khuẩn bệnh viện

Con bị rối loạn tiêu hóa - Mẹ phải làm sao?

Bệnh đường tiêu hóa – chớ lơ là

Bệnh từ miệng vào

Thói quen ăn thức ăn sống như rau sống, gỏi cá, tiết canh… hay các loại thực phẩm bày bán tràn lan không đảm bảo vệ sinh đã khiến không ít người bị ngộ độc thực phẩm. Và đó cũng là lý do mà Việt Nam nằm trong danh sách một trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun cao.

Không chỉ các loại rau thủy sinh có thân ống như rau cần, rau muống, cải xoong mà những rau trồng cạn như xà lách, rau thơm... đều nhiễm ký sinh trùng như trứng giun đũa, giun móc, sán lá gan.
Theo số liệu công bố từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, có khoảng 45 triệu người Việt nhiễm giun, hàng năm có khoảng 1,5 triệu lít máu nuôi giun.

Nhiễm giun sẽ gây nên nhiều tác hại khác nhau như bị thiếu máu, thiếu các vi chất, gây bệnh ở gan mật, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đối với trẻ nhỏ, nhiễm giun là một trong các nguyên nhân gây bệnh lý đường tiêu hóa. Hệ quả là trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, gây suy dinh dưỡng, thiếu máu. Có trẻ nhiễm giun có thể biểu hiện ở cơ quan khác như giun vào phổi gây ho kéo dài, ở ruột gây tắc ruột, giun có thể chui vào ống mật gây tắc mật vàng da, giun ký sinh ở các bộ phận khác như tai, cơ, não, gan,... gây nhiều bệnh lý có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ cần được tẩy giun định kỳ để phòng các bệnh đường tiêu hóa (Nguồn ảnh: Internet)

Tẩy giun để phòng bệnh

Mặc dù tỷ lệ bị nhiễm giun cao nhưng bệnh nhiễm giun lại được ít người quan tâm và việc tẩy giun định kỳ lại dễ bị lãng quên.

Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm. Tuy nhiên, thuốc tẩy giun cần được lựa chọn hợp lý về tính tẩy hiệu quả và an toàn. Hơn nữa, việc tẩy giun không nên thực hiện đơn lẻ cho mỗi cá nhân mà phải tẩy giun cho cả gia đình vì khả năng tái nhiễm giun từ môi trường, cộng đồng là rất cao qua đường ăn uống, qua da hoặc không khí.

Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun như: Rửa tay sạch sẽ khi ăn; Ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, nấu kỹ và bảo quản tốt; Diệt ruồi và dán, vì chúng có thể bám vào phân hay thức ăn nhiễm trứng giun và bò hay đậu lên thức ăn sạch; Rửa sạch sẽ đồ chơi, không để trẻ bò lê dưới đất; Mang giầy dép, không đi chân đất khi ra vườn; Xử lý chất thải tốt, đi tiêu đúng nơi quy định…

Chỉ nên tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Với trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám, làm xét nghiệm tầm soát và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
Linh Ly H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp