Xem quảng cáo đồ ăn vặt nhiều có thể hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ
Trẻ con không ăn thức ăn lành mạnh sau khi xem quảng cáo
Video: Những quan niệm sai lầm về đồ ăn thức uống mà bạn nên biết rõ!
3 thành phần nguy hiểm trong các thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn vặt trẻ em chứa lượng muối, đường ở mức nguy hiểm
Quảng cáo có ảnh hưởng gì đến trẻ em?
Quảng cáo có thể có cả tác động tích cực cũng như tiêu cực đến trẻ em, dựa trên nội dung, chất lượng và cách trình bày.
Tác động tích cực
- Một số quảng cáo có thể mang đến cơ hội học tập tốt cho trẻ. Hơn nữa, chúng cũng truyền thông với trẻ em về các sản phẩm mới trên thị trường.
- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh được quảng cáo đúng cách cũng có thể khiến trẻ lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng hơn.
- Quảng cáo về những sản phẩm vệ sinh có thể giúp tạo nên những thói quen tốt ở trẻ.
- Quảng cáo cũng có thể có nội dung khuyến khích trẻ em chọn một nghề hoặc theo đuổi 1 giấc mơ cụ thể. Chúng có thể giúp trẻ phát triển niềm đa mê và học tập để hướng tới mục tiêu đó.
- Quảng cáo cũng khiến trẻ muốn làm việc nhà hoặc tiết kiệm.
- Một số quảng cáo mang nội dung liên quan đến thay đổi xã hội có thể giúp thúc đẩy sự đồng cảm và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng ở trẻ em. Quảng cáo bảo vệ môi trường cũng kêu gọi sự chú ý của trẻ đối với vấn đề này.
- Một số quảng cáo cũng cho thấy hậu quả của rượu, thuốc lá, có thể giúp trẻ em hiểu được những rủi ro liên quan và khuyến khích chúng tránh xa các sản phẩm đó.
Cha mẹ nên theo dõi nội dung mà trẻ xem trên tivi hay điện thoại
Tác động tiêu cực
- Thuyết phục mua một sản phẩm trẻ thích có thể là một vấn đề thực sự, vì các nhà quảng cáo hướng chiến lược tiếp thị của họ đến trẻ em, trẻ có thể đòi bố mẹ mua cho món đồ đó.
- Thông điệp của quảng cáo có thể được hiểu sai cách và trẻ em có thể tập trung chủ yếu vào mặt tiêu cực hơn là tích cực.
- Trẻ có thể bắt chước những cảnh nguy hiểm trong quảng cáo.
- Xem quảng cáo nhiều có thể khiến trẻ có thói quen mua sắm.
- Trình chiếu những sự vật hoặc sự kiện không thực tế có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ.
- Xem quảng cáo nhiều cũng dễ gây nên chủ nghĩa duy vật ở trẻ, trẻ có thể coi trọng vật chất. Trẻ cũng dễ phát triển ý thức về thương hiệu và quan tâm đến những sản phẩm đắt tiền.
- Phần lớn các loại thực phẩm được quảng cáo là đồ ăn vặt, hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh ở trẻ, dẫn đến béo phì.
- Quảng cáo cũng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồ chơi, quần áo của một đứa trẻ. Trẻ em cũng có thể cảm thấy tự ti khi chúng không sở hữu các sản phẩm được quảng cáo, đặc biệt là nếu bạn bè chúng có những thứ này.
- Những quảng cáo so sánh các sản phẩm với nhau có thể khiến trẻ có khái niệm thấp kém và vượt trội khi so sánh bản thân với người khác.
- Nhân vật trong quảng cáo nói dối hoặc gian lận có thể khiến trẻ dễ bị tổn thương vì tin rằng hành vi đó là chấp nhận được.
Lời khuyên cho cha mẹ
Cha mẹ cần là người giúp trẻ phát triển phán đoán phê phán quảng cáo, dạy cho trẻ giá trị của vật chất trong cuộc sống. Dưới đây là một vài điều mà bạn có thể làm để giảm tác động tiêu cực của quảng cáo lên trẻ nhỏ:
- Cắt giảm thời gian xem tivi, điện thoại;
- Bạn nên theo dõi nội dung mà trẻ đang xem;
- Khi trẻ yêu cầu một sản phẩm cụ thể, hãy nói chuyện với chúng về lý do tại sao chúng muốn có nó;
- Đừng mua cho trẻ thứ mà trẻ muốn, nếu bạn cho rằng thứ đó không lành mạnh;
- Chỉ ra những điều sai trái ở quảng cáo và đưa ra một hình ảnh thực tế, điều này có thể giúp trẻ phát triển khả năng tự đánh giá;
- Giúp trẻ phân biệt giữa thứ cần và muốn, dạy trẻ chỉ được mua thứ thực sự cần.
Bình luận của bạn