Nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng cho bé

Hôi miệng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu không phát hiện sớm

Trẻ đau bụng mức nào mới phải đi bệnh viện?

11 loại thực phẩm nên và không nên cho trẻ sơ sinh ăn

4 bệnh phát ban mà trẻ mang từ trường về nhà

Muốn cho trẻ uống thuốc đúng cách cần phải tránh những sai lầm này

Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém: Bé chưa biết cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng, lâu ngày sinh ra mùi và làm hại chân răng. Không vệ sinh lưỡi cho trẻ thường xuyên.

Khô miệng: Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh dẫn đến hôi miệng.

Ăn đồ ngọt: Khi ăn những thực phẩm này, chất đường sẽ dính vào các kẽ sâu trong răng. Đánh răng và súc miệng thường xuyên chỉ làm sạch được phần nào. Do vậy lâu dần những chất đường này khiến miệng trẻ có mùi hôi.

Ngủ quá nhiều: Ngủ quá nhiều cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ ngủ mà mở miệng các vi khuẩn trong miệng sẽ tăng trưởng mạnh và dẫn đến bị hôi miệng.

Cách điều trị hôi miệng ở trẻ

Trẻ bị hôi miệng có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu kiên trì áp dụng những biện pháp sau:

Để trị chứng hôi miệng cho trẻ mẹ có thể dạy và cùng bé đáng răng

- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng cho trẻ sau khi ăn, mỗi lần súc miệng khoảng 5 phút.

- Dùng mật ong: Cho bé súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế vào buổi sáng và tối. Làm đều đặn hàng ngày cho đến khi miệng bé hết hôi. Đây là cách trị hôi miêng cho bé cực đơn giản và hiệu quả.

- Đánh rơ lưỡi cho trẻ, đối với những trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng thì sau khi ăn uống bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý lau răng miệng, làm sạch những cặn sữa hoặc thức ăn còn bám lại trên răng của bé. Bố mẹ chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau và có cảm giác khó chịu.

- Dạy bé đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bố mẹ có thể dạy bé đặt nhẹ bàn chải một góc 45 độ so với răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng. Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các nhóm răng. Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng một cách thường xuyên và có hiệu quả nhất (cho bé vệ sinh răng miệng sau khi thức dậy mỗi sáng, sau khi ăn, trước khi đi ngủ).

Để loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả mẹ nên cho bé ăn một chế độ lành mạnh

- Trong thực đơn của bé nên hạn chế một số gia vị gây mùi như hành, tỏi… bởi chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở bé.

- Duy trì cho bé chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo, bởi chất đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, viêm lợi cho bé và tạo nên mùi hôi khó chịu. Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giòn cho bé bởi các loại này được coi như bàn chải tự nhiên giúp chà xát và làm sạch các mảng bám khó ưa trên răng.

- Kiểm tra răng miệng định kỳ cho bé: Việc chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ những ngày còn nhỏ cũng rất quan trọng để sau này bé có một hàm răng vĩnh viễn đẹp và khỏe mạnh. Vì thế, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, coi nhẹ việc chăm sóc răng cho trẻ lúc này, nên lập cho bé một thời gian biểu cho bé đi gặp nha sỹ, từ khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, thì nên 6 tháng nên đi khám răng định kỳ để việc bảo vệ răng miệng của bé được tốt hơn.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ