“Cấp cứu” đôi môi khô, nứt nẻ vào thời điểm giao mùa

Thời tiết giao mùa, khí hậu hanh khô dễ gây khô môi

Khắc phục đôi môi khô, nứt nẻ bằng 9 loại tinh dầu thiên nhiên

Ăn gì uống gì để đôi môi không còn nứt nẻ, bong tróc?

Những tác nhân khiến đôi môi khô và thâm sì

Dùng baking soda trị mụn trứng cá có an toàn?

Chăm sóc da môi đúng cách sẽ giúp bạn lấy lại được đôi môi căng mọng, mịn màng bất chấp thời tiết hanh khô.

Ngăn ngừa đôi môi khô nứt nẻ khi thời tiết giao mùa

Ngừng liếm môi: Vì nước bọt bay hơi nhanh nên sau khi liếm môi của bạn sẽ khô nhiều hơn trước.

Không sử dụng son dưỡng có hương liệu: Theo như định nghĩa của FDA, hương liệu (Fragrance) chính là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp, có tác dụng tạo hương thơm hoặc mùi hương cho các sản phẩm. Thành phần để tạo nên chất này có thể lấy từ dầu mỏ hoặc từ các nguyên liệu tự nhiên khác. Tuy nhiên, chất tạo hương thường có phản ứng bay hơi nên đa phần son dưỡng có hương liệu chỉ làm mềm môi tạm thời.

Sử dụng son dưỡng môi chống nắng: Thời tiết hanh khô cộng với việc để đôi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều giờ liền có thể khiến da môi bị bỏng, khô và bong tróc ngay sau đó. Bạn có thể tìm hiểu dòng son dưỡng có chỉ số SPF >10 để vừa dưỡng ẩm vừa chống nắng cho đôi môi. 

Thói quen liếm môi làm cho da môi khô ráp hơn

Che miệng khi đi ra ngoài: Không khí lạnh đặc biệt có thể làm khô môi. Vì vậy, bạn nên bảo vệ môi khi ra ngoài bằng khăn quàng cổ hay khẩu trang.

Tránh các chất gây dị ứng: Việc tiếp xúc trực tiếp với nước hoa, thuốc nhuộm, dầu gội đầu… có thể khiến đôi môi nhạy cảm bị kích ứng và trở nên khô hơn.

Giữ cho cơ thể đủ nước: Khi thời tiết hanh khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để cung cấp thêm độ ẩm cho môi trường. Ngoài ra, hãy nhớ uống thật nhiều nước trong suốt cả ngày để tránh tình trạng mất nước, dẫn đến khô da, bao gồm cả da môi.

Cách chăm sóc đôi môi khô, nứt nẻ 

Nếu bạn đang phải chịu đựng một đôi môi khô và nứt nẻ, những cách dưới đây có thể giúp chúng không trở nên tồi tệ hơn.

Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng

Hỗn hợp đường nâu, dầu ô liu và mật ong giúp đôi môi hồng hào, căng mọng

Khi đôi môi bị nứt nẻ, chúng trở nên thô ráp và bắt đầu bong tróc. Bạn có thể dùng ngón tay thoa hỗn hợp nhẹ nhàng hỗn hợp tẩy da chết, bao gồm đường nâu kết hợp với mật ong và dầu ô liu để loại bỏ vảy da chết và giúp đôi môi căng mọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, việc lột những mảng da chưa chết hoàn toàn có thể dẫn đến đau đớn, chảy máu. Hãy sử dụng son môi dưỡng ẩm ngay sau khi tẩy da chết.

Dưỡng ẩm

Dùng kem dưỡng ẩm để giữ cho môi của bạn không bị khô thêm. Bạn có thể chọn mua sản phẩm có sẵn trên thị trường hoặc sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính như dầu dừa, bơ ca cao để dưỡng ẩm cho môi. Thoa dưỡng ẩm môi nhiều hơn vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Kết hợp 2 cách khắc phục này với các biện pháp phòng ngừa ở trên có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đôi môi khô, nứt nẻ.

Khi nào nên đến gặp bác sỹ?

Nếu bạn đã thử các biện pháp kể trên nhưng da môi không lành, rất có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Thực tế môi khô nứt, sưng đỏ, bong vảy giới hạn trong viền môi hoặc lan ra ngoài viền môi lâu ngày không khỏi có thể là bệnh viêm môi, cần phải được thăm khám và điều trị bởi bác sỹ.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp