Đổi từ lái xe sang đạp xe đi làm có thể làm giảm nguy cơ tim mạch
Khí trứng thối: Bảo vệ người đái tháo đường khỏi biến chứng tim mạch
Quả sa kê giúp chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và chống ung thư?
Homocysteine cao - Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Protein trong sữa có thể giúp hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch
Di chuyển một cách chủ động – nghĩa là đi bộ hoặc đạp xe đi và đến cơ quan và những nơi khác, ví dụ như mua sắm ở cửa hàng tiện lợi và đưa trẻ đi học – là một dạng thể dục có thể diễn ra hàng ngày.
Với nhiều người, đi bộ và đạp xe không chỉ góp phần nâng cao mức độ hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe hàng ngày, mà còn cung cấp giải pháp khác tiết kiệm thời gian và chi phí so với đi ôtô hay phương tiện công cộng, trong khi giảm thiểu tắc đường và ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Dù di chuyển chủ động trước đó đã được liên hệ với khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong sớm, một vài nghiên cứu đã đặc biệt đánh giá ích lợi với sức khỏe tim mạch của việc di chuyển bằng xe đạp hoặc ảnh hưởng của việc thay đổi hình thức di chuyển đến cơ quan từ ôtô và phương tiện công cộng sang di chuyển chủ động.
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa đạp xe, việc thay đổi thói quen đạp xe và rủi ro mắc bệnh tim mạch vành ở đàn ông và phụ nữ Đan Mạch.
Đi xe đạp đi làm hay đi dạo đều giúp bạn giảm nguy cơ tim mạch
Các khám phá chỉ ra rằng 45.000 người trưởng thành Đan Mạch tuổi từ 50 – 65 thường xuyên đạp xe đến nơi làm việc hoặc để thư giãn có ít hơn từ 11 – 18% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn trong khoảng thời gian theo dõi 20 năm.
Các phân tích cho hay với 30 phút đạp xe mỗi tuần, bạn có thể bảo vệ mình trước các chứng bệnh tim mạch. Những người tham gia đã thay đổi hành vi và bắt đầu đạp xe trong 5 năm đầu và giảm được 25% nguy cơ phát triển bệnh tim, so với những người không đạp xe trong 15 năm tiếp theo.
Mặc dù những khám phá là rất hứa hẹn, các nhà nghiên cứu nói rằng, họ không chứng minh rằng đi lại bằng xe đạp hoặc thư giãn giúp phòng chống bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu rất nổi bật nhưng những người tham gia mà đã đạp xe thành thói quen thì có ít vấn đề tim mạch hơn, và do đó kết luận chắc chắn là đạp xe có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Đạp xe thường xuyên giảm 7% nguy cơ nhồi máu cơ tim
TS. ThS Anders Grontved, tác giả nghiên cứu cao cấp và trợ lý giáo sư tại Đại học Nam Đan Mạch đưa ra lời khuyên: “Tìm được thời gian để tập thể dục có thể khó khăn cho nhiều người, do đó các nhà lâm sàng làm việc ở lĩnh vực phòng chống rủi ro tim mạch nên xem xét khuyến khích đạp xe như một phương thức vận tải”.
Những người tham gia đã được hỏi về thói quen đạp xe khi bắt đầu cuộc nghiên cứu và lặp lại sau mỗi 5 năm. Thêm vào đó, Grontved và cộng sự đã ghi chép lại các thói quen thể dục, mức độ hoạt động thể chất và tần suất đạp xe của tất cả người tham gia cũng như các nhân tố gây rủi ro bệnh tim mạch như huyết áp, cân nặng, cholesterol, việc hút thuốc, chế độ ăn, và mức độ tiêu thụ đồ uống có cồn.
Nhóm nghiên cứu cho hay trong 20 năm theo dõi, đã có 2.892 cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, trong đó người đạp xe thường xuyên có thể tránh nhiều hơn khoảng 7%.
Theo ThS. Kim Blond, trưởng nhóm tác giả và trợ lý nghiên cứu tại Đại học Nam Đan Mạch: “Vì đạp xe là cách dễ dàng để vận động thể chất và có thể trở thành một phần của sinh hoạt theo cách thoải mái, dựa trên kết quả nghiên cứu, các cơ quan sức khỏe cộng đồng, chính quyền và người lao động có thể xem xét khuyến khích đạp xe như là cách hỗ trợ các nỗ lực phòng chống bệnh tim mạch quy mô lớn”.
Tương tự, trong nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ, các nhà nghiên cứu kiểm tra mối tương quan tiềm năng giữa việc đạp xe đi làm từ khi bắt đầu nghiên cứu với tỷ lệ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng triglyceride máu, và giảm hấp thụ glucose ở đàn ông và phụ nữ Nam Thụy Điển trong 10 năm.
Nhóm cũng đánh giá xem di truyền và các nhân tố khác có làm thay đổi mối tương quan không và kiểm tra phần trăm những nhân tố rủi ro đó có thể được phòng tránh nếu tất cả người tham gia nghiên cứu tiếp tục đạp xe hoặc chuyển sang đạp xe đến nơi làm việc trong 10 năm theo dõi.
Đi xe đạp giúp giảm thiểu các nhân tố rủi ro
Qua 1 thập kỷ, hơn 20.000 người trong độ tuổi 40, 50 và 60 được đánh giá thói quen di chuyển, cân nặng, mức cholesterol, glucose máu, và huyết áp.
Khi bắt đầu nghiên cứu, so với những người di chuyển thụ động – lái xe hoặc dùng phương tiện công cộng, những người đạp xe đi làm được phát hiện có thấp hơn 15% khả năng mắc béo phì, có thấp hơn 13% khả năng huyết áp cao, có thấp hơn 15% khả năng mắc cholesterol cao và có thấp hơn 12% khả năng mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng sau 10 năm, các cá nhân đã đổi từ di chuyển bị động sang di chuyển chủ động có ít khả năng mắc bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol và ít phát triển bệnh đái tháo đường hơn khi so sánh với những người di chuyển thụ động.
Chuyển từ lái xe sang đạp xe giúp bạn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe
TS. Paul Franks, tác giả nghiên cứu cao cấp, giáo sư tại Khoa Khoa học lâm sàng, ĐH Lund Thụy Điển và cộng sự đã tìm ra, sau 10 năm, những người bắt đầu đạp xe đi làm hoặc tiếp tục đạp xe có lần lượt là 38% giảm nguy cơ béo phì, 11% giảm nguy cơ tăng huyết áp, 20% giảm nguy cơ cholesterol cao và giảm 18% nguy cơ đái tháo đường.
Các nhà nghiên cứu lưu ý trong khi những người đã đạp xe trong thời gian lâu hơn hoặc tần suất thường xuyên hơn có ít thay đổi trong giảm thiều nguy cơ, không có giới hạn thời gian hoặc khoảng cách tối thiểu để giảm nguy cơ của các nhân tố gây rủi ro tim mạch.
Theo các tác giả nghiên cứu, ước tính việc chuyển đổi sang di chuyển chủ động có thể phòng chống 24% các ca béo phì, 6% triệu chứng huyết áp cao, 13% triệu chứng cholesterol cao, và 11% ca tiểu đường.
TS. Franks kết luận: “Tin tức rất tốt ở đây là không bao giờ là quá trễ để nhận được ích lợi từ lối sống chủ động. Những ai đã đổi từ di chuyển bị động sang chủ động nhận thấy ích lợi rõ ràng với sức khỏe tim mạch của họ”.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp
Bình luận của bạn