Kali (Potassium) có nhiều trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu kali
Kali có vai trò gì với người bệnh suy tim?
Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị hạ kali máu?
Những thực phẩm giàu kali và magne giúp tăng năng lượng tức khắc
Kali quan trọng như thế nào?
Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của các hệ: tim mạch, cơ bắp và tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho thấy một chế độ ăn đủ kali có thể giúp ổn định huyết áp, tăng cường hoạt động của hệ hô hấp và giảm bệnh hen phế quản. Mặt khác, kali cũng giúp cơ thể sản xuất protein từ các amino acid và biến đổi đường glucose thành glucogen - một nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
Dấu hiệu cơ thể thiếu kali
Nồng độ kali trong máu bình thường là 3,5 – 5,0mmol/lít. Dưới 3,5mmol/lít cơ thể sẽ bị thiếu kali.
Triệu chứng thiếu kali biểu hiện khác nhau tùy từng người bệnh với từng mức độ nặng nhẹ, nhưng rõ nhất là khi nồng độ kali dưới mức 3,0mmol/lít. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, bị chuột rút, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, táo bón, rối loạn nhịp tim, đau cơ, yếu cơ nhất là ở hai chi dưới.
Trường hợp thiếu kali nặng hơn còn dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng, ảnh hưởng đến cơ hô hấp và sau cùng có thể liệt hoàn toàn.
Nên ăn gì để bổ sung kali cho cơ thể?
Một số loại thực phẩm quen thuộc với chúng ta lại là nguồn cung cấp kali cực kỳ dồi dào. Thực hiện một chế độ ăn với các thực phẩm này và tính toán khẩu phần hợp lý sẽ giúp bổ sung đủ lượng kali cần thiết cho cơ thể. Lượng kali bổ sung trong 1 ngày đối với người trưởng thành được khuyến cáo là vào khoảng 4.700mg.
Inforgraphic dưới đây về top 7 thực phẩm chứa nhiều kali nhất và hàm lượng kali cụ thể có trong từng loại, sẽ giúp bạn lựa chọn loại thực phẩm cũng như định lượng phù hợp cho bữa ăn của mình.
Bình luận của bạn