Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ các mốc phát triển của trẻ.
Bí quyết giúp trẻ phát triển trí não một cách toàn diện
Ăn cá giúp trẻ phát triển não bộ
Giúp trẻ phát triển não bằng trò chơi sáng tạo
Bú sữa mẹ giúp não bộ trẻ phát triển hơn
1 tháng tuổi
Trẻ 1 tháng tuổi còn rất bé, nên bé sẽ ngủ hầu hết các khoảng thời gian trong ngày. Bé chỉ thức dậy khi bú, vì vậy qua hành động bú của bé, bạn có thể biết bé có bình thường không. Ngoài ra, ở giai đoạn này trẻ rất thích nhìn những gương mặt, dù bé chỉ có thể nhìn trong phạm vi 20 - 25 cm. Nếu phát hiện trẻ 1 tháng tuổi có những biểu hiện sau, bố mẹ cần cho bé đi khám ngay.
- Bé bú kém, bú chậm, không có nhu cầu đòi bú, áp dụng với cả trẻ bú mẹ và trẻ bú bình.
Nếu trẻ không chịu bú hãy đưa bé đi khám ngay
- Khóc thét khác thường
- Khi mẹ đưa đồ vật sát tầm mắt bé, bé không tập trung.
- Không có phản ứng với tiếng động lớn, âm thanh lạ và ánh sáng mạnh.
3 tháng tuổi
3 tháng tuổi bé đã có thể giữ được đầu, biết lẫy. Bé bắt đầu biết mỉm cười với người với người xung quanh. Bé cũng thích bắt trước biểu cảm của mẹ. Nếu trẻ 3 tháng tuổi có những biểu hiện sau đây thì bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ:
- Bé không giữ được đầu...
Bé 3 tháng tuổi có thể mỉm cười với cha mẹ và người xung quanh
- Khả năng cầm nắm đồ vật kém, bàn tay không nắm lại được
- Không tập trung vào những đồ vật chuyển động.
- Phản xạ với tiếng động kém.
- Khi mẹ đưa mặt gần sát mặt bé, bé không có phản ứng
4 - 7 tháng tuổi
Trẻ trong giai đoạn 4 - 7 tháng tuổi đã có thể lẫy thành thạo và thích được ngồi. Bé có thể với đồ vật thành thạo, cầm lên tay và chuyển sang tay bên kia. Bé có thể theo dõi vật thể chuyển động. Bố mẹ hãy đưa con đến bác sỹ nếu con trong giai đoạn này chưa làm được những điều sau:
- Vẫn chưa thể giữ được đầu.
- Chưa thể tự ngồi
- Không có phản ứng khi giao tiếp, nói chuyện với bố mẹ, ông bà.
Trẻ 6 tháng tuổi có thể ngồi thành thạo và bước vào giai đoạn tập bò
- Phản xạ với tiếng động kém, không cười.
- Khi để đồ vật lạ, hấp dẫn trong tầm tay bé, bé không cố gắng với và cầm nắm cho bằng được.
8 - 12 tháng tuổi
Giai đoạn 8 - 12 tháng tuổi, trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ. Tuy chưa thể nói được những câu dài, nhưng trẻ hiểu có thể hiểu bố mẹ đang nói gì. Khi trẻ được 10 tháng - 12 tháng tuổi. trẻ có thể nói được những từ đơn giản như ba, bà... Giai đoạn này trẻ rất thích khám phá thế giới xung quanh. Trẻ có thể vịn tay đi men theo tường hoặc đi lẫm chẫm. Sẽ là nguy hiểm nếu trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi: Chưa biết bò, chưa biết đứng dù bố mẹ hỗ trợ cũng không thể đứng được; Trẻ không nói cũng không giao tiếp với bố mẹ hoặc người thân (ví dụ như không biết vẫy tay chào, không biết vỗ tay...)
Hiệp hội nhi khoa của Mỹ khuyến cáo trẻ cần được kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện ra hiện tượng chậm phát triển ở trẻ và cần kiểm tra vào tháng thứ 9, 18 và 30. Bác sỹ sẽ dùng các bản đánh giá sự phát triển tiêu chuẩn để biết được các kỹ năng vận động, giao tiếp, ngôn ngữ và khả năng nhận thức ở trẻ ở mức nào. Trẻ sẽ có một cuộc đánh giá sâu về các kỹ năng, nếu trẻ gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.
Nếu bố mẹ vẫn lo lắng về sự phát triển của trẻ thì không nên đợi đến lần khám tiếp theo theo định kỳ mà cần gặp ngay bác sỹ. Bác sỹ có thể làm giúp bố mẹ giảm đi sự lo lắng hoặc cho bố mẹ một cuộc kiểm tra ngay lập tức đối với trẻ.
Bình luận của bạn