Một vài lý do khiến bạn không đói vào buổi sáng
Nâng cấp món bánh mì quen thuộc thành bữa sáng ngon miệng
Bữa sáng có phải là bữa ăn quan trọng nhất?
7 công thức sinh tố cho buổi sáng tràn đầy năng lượng
Sáng tạo 4 công thức cho bữa sáng với yến mạch
Dưới đây là 5 lý do có thể khiến bạn không cảm thấy đói vào buổi sáng:
Bạn đã ăn quá no vào bữa tối hoặc đồ ăn nhẹ vào đêm muộn
Một trong những lý do chính khiến bạn không cảm thấy đói khi thức dậy là do bạn đã ăn quá no vào bữa tối hoặc đồ ăn nhẹ vào đêm hôm trước. Đặc biệt nếu bạn ăn một bữa ăn giàu protein hoặc chất béo vào buổi tối hôm trước sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu hơn ngay cả vào sáng hôm sau. Protein cũng có thể làm thay đổi đáng kể mức độ hormone điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn của bạn, bao gồm ghrelin, peptide.
Ăn đêm cũng khiến bạn chán ăn vào buổi sáng hôm sau
Mức độ hormone của bạn thay đổi qua đêm
Trong khi ngủ, mức độ của một số hormone trong cơ thể bạn như adrenaline, ghrelin và leptin dao động. Các nghiên cứu cho thấy mức độ epinephrine có xu hướng cao hơn vào buổi sáng. Điều này có thể thay đổi cảm giác thèm ăn của bạn, đặc biệt vào buổi sáng, có thể khiến bạn ít cảm thấy đói hơn khi thức dậy.
Bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng
Cả lo lắng và căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đói của bạn. Ngoài các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và mất hứng thú, trầm cảm có thể gây ra thay đổi cảm giác thèm ăn. Trong khi đó, lo lắng có thể làm tăng mức độ của một số hormone căng thẳng làm giảm sự thèm ăn của bạn.
Bạn đang mang thai
Ốm nghén là một vấn đề phổ biến khiến mẹ bầu thường xuyên buồn nôn và chán ăn. Nó ảnh hưởng đến khoảng 80% người trong thời kỳ mang thai.
Ốm ghén trong giai đoạn mang thai cũng là lý do gây chán ăn vào buổi sáng
Mặc dù ốm nghén có thể ảnh hưởng đến bạn bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng nó thường xảy ra vào buổi sáng. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng này sẽ được cải thiện hoặc biến mất sau 14 tuần của thai kỳ. Ốm nghén có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Trên thực tế, trong một nghiên cứu ở 2.270 phụ nữ mang thai, 34% cho biết ăn ít hơn trong thời kỳ đầu mang thai. Ngoài ốm nghén, mang thai có thể gây ra các triệu chứng giảm đói khác như khó tiêu, đầy bụng… cũng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.
Bạn bị ốm
Khi bạn bị ốm có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm và viêm phổi khiến bạn ít cảm thấy đói hơn. Trong một số trường hợp, những bệnh nhiễm trùng này cũng hạn chế vị giác và khứu giác của bạn, điều này có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn.
Ngoài ra, khi bạn đang dùng một số loại thuốc, có vấn đề về tuyến giáp hoặc mắc bệnh mãn tính... đều có thể là lý do khiến bạn không đói vào buổi sáng
Khi không cảm thấy đói vào buổi sáng, bạn phải làm gì?
Nếu bạn không cảm thấy đói ngay khi thức dậy, bạn hoàn toàn có thể đợi một chút trước khi ăn sáng. Khi bạn đã tắm xong, mặc quần áo và bắt đầu chuẩn bị cho ngày mới, bạn có thể cảm thấy đói và sẵn sàng ăn.
Nếu bạn vẫn không cảm thấy đói, bạn có thể thử ăn một chút thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để kích thích sự thèm ăn. Ăn những món yêu thích, quen thuộc hoặc thử nghiệm các nguyên liệu mới cũng có thể khiến bạn hào hứng với việc ăn sáng và khơi dậy cảm giác thèm ăn.
Bình luận của bạn