Chăm sóc trẻ động kinh tại nhà

Cơn co giật là dấu hiệu đặc trưng của bệnh động kinh

Sai lầm của phụ huynh trong điều trị động kinh ở trẻ

Dấu hiệu và cách xử lý trẻ lên cơn co giật do động kinh

Trẻ động kinh ăn gì để chống co giật?

Trẻ mắc bệnh động kinh do ngã đập đầu xuống đất

Động kinh là một bệnh nguy hiểm, luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ chết người: Ngạt thở do động kinh nặng, suy tim cấp do động kinh kéo dài, tai nạn do động kinh bất ngờ. Đa số những trường hợp mắc chứng động kinh này là do gia đình, cha mẹ không có thời gian hoặc không chăm nom con đúng cách.

Bệnh động kinh sau một thời gian dài chữa trị có thể thuyên giảm dần cho đến khi hoàn toàn không còn các cơn động kinh và không cần dùng thuốc nữa. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn.

Trẻ lên cơn động kinh khi tín hiệu điện não tăng cao bất thường

Lưu ý khi chăm sóc trẻ động kinh

- Trẻ có thể đi học khi không có cơn co giật. Do đó, cha mẹ nên báo cho thầy cô biết về bệnh của trẻ để thầy cô biết cách xử trí khi trẻ lên cơn động kinh. Không nên kể về bệnh tật của trẻ cho người khác nghe trước mặt trẻ vì điều đó sẽ tạo ấn tượng có bệnh, mặc cảm tự ti, có thể dẫn đến những hành động bất thường giả bệnh.

- Cha mẹ phải cho con ăn đủ chất, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi. Từ tháng thứ 4 trở đi, ngoài sữa mẹ, phải cho ăn bổ sung với đủ chất bột, đạm, béo...

 - Cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, thường là các thuốc chống co giật (2 - 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối). Phải cho uống đều đặn không nghỉ buổi nào để duy trì thường xuyên nồng độ thuốc hợp lý trong cơ thể.

- Không nên tự động cắt thuốc khi thấy trẻ thôi co giật. Tăng hay giảm liều đều cần có sự chỉ định của bác sỹ.

- Cha mẹ cần chú ý các tác dụng phụ của thuốc như ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da... để thông báo kịp thời cho bác sỹ.

Cách xử trí khi trẻ lên cơn co giật:

- Đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng sang phải để nếu trẻ nôn, chất nôn dễ chảy ra khỏi miệng, tránh bị sặc, dễ dàng móc nước bọt, chất nôn khi trẻ co giật kéo dài.

- Cởi bỏ khăn quấn cổ, cúc áo cổ để trẻ dễ thở.

- Nhanh chóng đặt khăn mặt hoặc vật nhựa mềm giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi. Không nên giữ chặt khi trẻ đang lên cơn giật.

- Quan sát trẻ co giật như thế nào, bắt đầu từ đâu, run giật cỡ nào, hai bàn tay nắm chặt, co cứng hay ưỡn cứng. Thông tin này cực quan trọng để các bác sỹ kê thuốc chính xác.

- Cặp nhiệt độ, nếu trẻ có sốt thì cho uống thuốc hạ sốt, chườm mát vào trán, bẹn. Cha mẹ nên ghi nhật ký cơn động kinh để thông báo cho bác sỹ khi cần thiết.

Tiêu Bắc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ