Dưỡng da cho bà bầu – những điều cần lưu ý

Da thường nhạy cảm, rạn và ngứa trong suốt thai kỳ

Bà bầu bị côn trùng cắn: Nguy hiểm cho cả mẹ và bé

5 loại nước ép trái cây, sinh tố tốt cho bà bầu

Phù chân, táo bón và những vấn đề thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ

Điều gì xảy ra với bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Trong suốt thai kỳ, làn da của bạn luôn luôn có sự thay đổi: từ rạn da, mụn cho đến ngứa và phát ban. Làm thế nào để chống lại những sự thay đổi không mong muốn đó?

Điều trị bùng phát mụn

Điều trị mụn khi mang thai bằng loại mỹ phẩm nào?

Trong suốt quá trình mang thai, bạn phải tuyệt đối tránh xa retinoids, hay các dẫn xuất vitamin A như Retin-A, Renova, kể cả các sản phẩm chứa thành phần acid salicylic. Những hợp chất này đều có thể gây hại đến sự phát triển của bào thai.

Thay vào đó, bạn hãy tìm chọn những sản phẩm có chứa acid lactic hoặc acid glycolic.

Sử dụng mỹ phẩm hữu cơ

Mỹ phẩm hữu cơ có thật sự tốt cho mẹ bầu?

Điều này là không cần thiết. Nếu các mỹ phẩm dưỡng da cho bà bầu bạn đang dùng tốt thì không nhất thiết phải chuyển sang các mỹ phẩm hữu cơ. Nếu quyết định chuyển sang mỹ phẩm hữu cơ, bạn hãy kiểm tra kỹ các thành phần có trong mỹ phẩm.

Trang điểm bằng khoáng mỹ phẩm

Khoáng mỹ phẩm là lựa chọn phù hợp khi mang thai vì nó không chứa các thành phần gây kích ứng da như nước hoa hay các chất bảo quản.

Các loại khoáng mỹ phẩm cũng chứa các thành phần tự nhiên như titan hay kẽm, chúng đóng vai trò chống nắng tự nhiên giúp bảo vệ da khỏi các tia có hại.

Dưỡng da body cho bà bầu

Bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng da có chứa các thành phần lành tính như glycerin, acid hyaluronic hay bơ hạt mỡ.

Có được dùng kem làm săn chắc da khi mang thai?

Kem làm săn chắc da chứa retinols và caffeine. Retinols là 1 dạng vitamin A có liên quan đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Caffeine là chất kích thích bị hạn chế trong quá trình mang thai. Vì thế, bạn phải tránh xa các sản phẩm có chứa 2 thành phần này.

Điều trị giãn tĩnh mạch khi mang thai và sau khi sinh

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai.

Tập thể dục giúp giảm giãn tĩnh mạch, giúp da mẹ bầu săn chắc

Sau khi sinh, bạn có thể điều trị giãn tĩnh mạch bằng một số phương pháp như laser hoặc tiêm. Tham vấn ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào.

Mỹ Linh H+ (Theo Parents)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp