- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Hiểu ngôn ngữ cơ thể của trẻ giúp bạn nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của con
Có nên chăm sóc da và tóc cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa?
Tại sao trẻ nhỏ khóc khi đi vệ sinh?
Trẻ sơ sinh thiếu vitamin D dễ bị tăng huyết áp
Nhận biết dấu hiệu thiếu calci ở trẻ và cách khắc phục
Dưới đây là một vài ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết nói mà các bậc phụ huynh nên chú ý:
Thở nhanh
Bé thở nhanh có thể là do bé đang rất vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trẻ có thể thở nhanh vì sợ hãi. Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng dành thời gian chơi đùa với bé để giúp con bình tĩnh trở lại.
Khóc
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ khóc khi cảm thấy đói, đau đớn hoặc sợ hãi. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết lý do con khóc.
Các nhà khoa học từ Đại học Murcia (Tây Ban Nha) đã nghiên cứu 20 trẻ nhỏ trong khoảng từ 3 - 18 tháng tuổi. Họ phát hiện ra rằng, một đứa trẻ có thể nhắm chặt mắt khi khóc vì đau đớn, khép hờ mắt khi khóc vì sợ hãi. Nếu đói, bé sẽ khóc nhưng vẫn mở mắt.
Trong trường hợp bé khóc vì sợ hãi hay đau đớn, cha mẹ nên dùng lời nói nhẹ nhàng để xoa dịu con. Bạn cũng có thể đưa bé đi khám vì cơn đau của bé có thể xuất phát từ tình trạng đau dạ dày hay nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Khóc nhưng vẫn mở mắt cho thấy bé đang đói
Bé co đầu gối vào bụng
Hãy chú ý nếu thấy con bạn nằm ngủ trong tư thế đầu gối ép chặt vào bụng. Điều này có thể báo hiệu bé đang gặp một số rối loạn tiêu hóa, có thể là đau dạ dày, khó chịu do đầy bụng hoặc táo bón.
Trong trường hợp này, cha mẹ nên chú ý vỗ lưng để bé ợ hơi đúng cách sau mỗi khi ăn. Mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm gây đầy hơi khi đang cho con bú.
Bé hay cong lưng
Trẻ nhỏ có xu hướng nằm cong lưng để phản ứng lại với các cơn đau đớn do trào ngược, đầy bụng hoặc đau bụng. Nếu bé cong lưng khi ăn, có khả năng nguyên nhân là do bé bị ợ nóng.
Cha mẹ nên chú ý massage nhẹ nhàng vùng bụng và lưng cho trẻ. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm hơn. Bạn cũng có thể đưa bé đi khám nếu tình trạng này kéo dài, nghiêm trọng.
Bé hay đá chân vào không khí
Hay đá chân cho thấy bé đang có tâm trạng vui vẻ
Thông thường, hành động đá chân vào không khí cho thấy bé đang khá phấn khích, có tâm trạng vui vẻ. Tuy nhiên, nếu bé tỏ ra cáu kỉnh và khóc trong khi đá chân, đó có thể là dấu hiệu con đang thấy khó chịu.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên chú ý xem bé có bị đầy hơi không, có cần thay tã không. Trong trường hợp bé đá chân khi vui vẻ, hãy khuyến khích con làm vậy vì điều này giúp phát triển các cơ ở chân.
Nắm chặt tay
Phản xạ nắm bàn tay khá phổ biến ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những bé lớn hơn, hành động siết chặt tay có thể cho thấy bé đang căng thẳng hoặc đói.
Bạn có thể cho bé ăn và vỗ về bé. Tuy nhiên, nếu bé vẫn tiếp tục thói quen này nhiều hơn 3 tháng, bạn nên đưa con đi khám để được bác sỹ tư vấn kỹ hơn.
Đập đầu
Hãy chú ý nếu con hay đập đầu xuống sàn nhà hoặc tường. Đây là ngôn ngữ cơ thể cho thấy bé đang bị đau, khó chịu. Cha mẹ nên đưa con đi khám để cảnh giác với các bệnh về mắt hoặc các cơn đau mạn tính khác.
Kéo tai
Trong hầu hết trường hợp, hành động kéo tai của bé không thể hiện điều gì đặc biệt. Tuy nhiên, bé cũng có thể kéo tai vì cảm thấy khó chịu khi bị nhiễm trùng tai.
Nếu bé kéo tai trong giai đoạn mọc răng, bạn nên kiểm tra xem con có bị sốt hay nghẹt mũi hay không. Các triệu chứng này có thể cảnh báo nhiễm trùng tai. Chú ý tới cả giấc ngủ của bé. Nếu con ngủ ngon, không sốt, có lẽ không có gì quá nghiêm trọng.
Dụi mắt
Hành động dụi mắt có thể chỉ đơn giản là dấu hiệu bé đang mệt, buồn ngủ. Tuy nhiên, bé cũng có thể dụi mắt nhiều hơn nếu bị nhiễm trùng. Hãy chú ý mắt bé có bị đỏ không, có chảy nhiều nước mắt hơn bình thường không… để đưa con đi khám kịp thời.
Giật mình
Phản xạ giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro) là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường xảy ra khi bé cảm thấy sợ hãi, lo lắng vì điều gì đó bất ngờ (có thể là tiếng ồn, ánh sáng mạnh hoặc hành động đột ngột của mọi người xung quanh).
Bình luận của bạn