- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Việc làm gián đoạn chức năng khứu giác có thể kích hoạt cơ chế đốt cháy chất béo hiệu quả
10 sự thật về bệnh béo phì ở trẻ em có thể bạn chưa biết
Mẹ thừa cân, béo phì con dễ bị dị tật bẩm sinh
Béo bụng nguy hiểm như thế nào?
Bổ sung chất xơ prebiotics có lợi cho trẻ thừa cân, béo phì
Nghiên cứu thú vị này được dẫn đầu bởi Andrew Dillin - Giáo sư sinh học phân tử và tế bào tại Đại học California (Mỹ) và mới được công bố trên Tạp chí Cell Metabolism. Lần đầu tiên, mối liên kết giữa neuron thần kinh và tăng cân được khám phá.
Các nhà nghiên cứu giải thích, khứu giác giúp con người lựa chọn và đánh giá thực phẩm. Cảm giác mùi và vị được tăng lên trước bữa ăn và có khuynh hướng giảm ngay sau đó. Tuy nhiên, vai trò sinh lý của khứu giác, cũng như chính xác cách mà nó góp phần vào sự cân bằng năng lượng chung đã không được hiểu đầy đủ.
Để tìm hiểu thêm về điều này, nhóm nghiên cứu của GS. Dillin đã thử nghiệm trên mô hình chuột khiếm khuyết khứu giác.
Họ cũng xem xét “sự điều bình năng lượng” (energy homeostasis) của chuột - đó là sự cân bằng giữa tiêu thụ thực phẩm và tiêu hao năng lượng.
Chuột mất khứu giác ít bị tăng cân
Trước đây, nhiều nghiên cứu đã giải thích rằng chuột mất khứu giác có thể không bị tăng cân vì chúng không ăn nhiều. Tuy nhiên, GS. Dillin và các cộng sự đã so sánh lượng thực phẩm ăn vào của chuột mất khứu giác so với những con chuột khác và thấy rằng chúng đều ăn nhiều như nhau.
Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu đã tạo ra những khác biệt tiềm năng trong cách hấp thụ và bài tiết các chất dinh dưỡng. Họ cũng kiểm tra ảnh hưởng của chuột bị mất khứu giác sau khi chúng trở nên béo phì.
Ví dụ: 2 con chuột được tiêu thụ cùng một chế độ ăn giàu chất béo đều trở nên béo phì, chỉ có một trong số các con chuột sau đó mới được tác động làm mất khứu giác. Trọng lượng con chuột này đã giảm khoảng 1/3, đạt 33gr. Ngược lại, con chuột có khứu giác lành lặn vẫn giữ nguyên cân nặng là 49gr.
GS. Dillin và nhóm nghiên cứu đã tiếp tục điều tra liệu họ có thể nhân rộng các phát hiện của họ trong mô hình chuột thứ hai. Trong mô hình này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một virus có thể tiêu diệt các neuron khứu giác khi hít vào.
Mô hình chuột thứ hai cho thấy kết quả tương tự nhue mô hình chuột ban đầu.
Cơ chế đốt cháy chất béo được kích hoạt
GS. Dillin và các đồng nghiệp cũng nêu ra vai trò của khứu giác đối với tiêu hao năng lượng. Cụ thể, họ đã xem xét mối liên hệ giữa chất béo trắng, chất béo nâu, và sự gián đoạn của cảm giác mùi.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy “tiêu hao năng lượng tăng lên và tăng cường khả năng đốt cháy chất béo như là hệ quả của việc hoạt động thần kinh giao cảm được thúc đẩy”.
Hệ thống thần kinh giao cảm thông thường giúp cơ thể kiểm soát phản ứng đáp ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” của mình đối với các tình huống được coi là nguy hiểm, cũng như phản ứng của nó đối với nhiệt độ khắc nghiệt.
Trong những tình huống khó khăn như vậy, cơ thể giải phóng adrenaline và kích hoạt “chương trình đốt cháy chất béo nâu”.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, mất khả năng ngửi đã làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm vì họ đã tìm thấy lượng adrenaline cao trong máu của chuột thí nghiệm.
Những con chuột không thể ngửi thấy mùi thức ăn sẽ đốt cháy chất béo nâu nhanh hơn và biến chất béo trắng thành chất béo nâu.
GS. Dillin cho biết: “Những con chuột bị mất khứu giác đã kích hoạt một chương trình để đốt cháy chất béo”.
Như đã biết, chất béo trắng và chất béo nâu có nhiều chức năng khác nhau: Chất béo trắng tích trữ năng lượng, trong khi đó chất béo nâu thì tiêu hao nó. Trong các nghiên cứu trước đó, chuyển chất béo trắng thành nâu có thể giúp chỉ số BMI của cơ thể thấp hơn - điều rất quan trọng trong cuộc chiến chống béo phì .
Bình luận của bạn