Khoa học lý giải vì sao những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng tới tâm trạng

Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng

Đọc ngay để biết ăn gì khi tâm trạng không tốt?

Video: Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải có thể giúp cải thiện tâm trạng

Muốn tâm trạng nào, chọn thực phẩm nấy

9 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng

Ruột và não bộ có một sự kết nối mạnh mẽ. Có nghĩa là ăn uống không chỉ lấp đầy dạ dày và làm dịu cơn đói, mà còn ảnh hưởng đến cách não bộ làm việc và tâm trạng của bạn. Điều đó chủ yếu là do hơn 90% “hormone hạnh phúc” serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng đến từ đường tiêu hóa.

Theo một nghiên cứu năm 2015 được đăng trên Tạp chí Lancet Psychiatry, mối liên hệ giữa tâm trạng và thực phẩm đang được nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý dinh dưỡng (nutritional psychology), tập trung vào ý tưởng rằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trong trong tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra một chế độ ăn uống tốt và phù hợp nhất với tất cả mọi người, hoặc chính xác phải ăn gì để cải thiện tâm trạng.

“Chúng tôi đang nghiên cứu tác dụng của một số chất dinh dưỡng đối với nhận thức, tâm trạng và thái độ, cụ thể là acid béo omega-3, vitamin D và thực phẩm lên men. Nhưng còn quá sớm để đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào”, Monica Auslander Moreno, một nhà tư vấn dinh dưỡng tại Mỹ cho hay.

Bà cũng cảnh báo rằng chưa thể khẳng định rằng một số loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào đó có thể “chữa trị các tình trạng sức khỏe tâm thần”. Nhưng việc ăn uống lành mạnh và cắt giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến có thể hỗ trợ tốt cho sức khỏe tổng thể, từ đó thúc đẩy tâm trạng tích cực và hạnh phúc hơn.

Dưới đây là 5 mối liên hệ giữa thực phẩm và tâm trạng đã được khoa học chứng minh, cũng như gợi ý cho bạn ăn gì để cải thiện tâm trạng:

1. Thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm

Theo một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 10/2019 trên Tạp chí PLoS ONE, việc chuyển từ chế độ ăn uống không lành mạnh sang chế độ ăn lành mạnh hơn, thậm chí chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, cũng có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Chế độ ăn uống lành mạnh được đề cập tới bao gồm nhiều trái cây, rau, cá, dầu olive và ít thực phẩm chế biến.

Tương tự, một phân tích được công bố vào tháng 11/2019 trên Tạp chí BMC Psychiatry cho thấy tiêu thụ rau củ quả và omega-3 giúp chống trầm cảm ở nam giới trung niên.

2. Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm lo âu

Những người thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean diet) có mức độ lo lắng thấp. Đó là kết luận từ một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí BMC Medicine số tháng 1/2017.

Chế độ ăn Địa Trung Hải được đánh giá là chế độ ăn uống tốt nhất của Mỹ năm 2019. Chế độ ăn này dựa trên tập quán ăn uống của những người dân ở khu vực Địa Trung Hải truyền thống, bao gồm nhiều rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt đậu, cũng như một số chất béo lành mạnh (như dầu olive) và cá béo có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể thưởng thức các loại thực phẩm khác trong chừng mực.

3. Thực phẩm không lành mạnh tác động tiêu cực tới tâm trạng

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Appetite tháng 4/2012 đã kết luận rằng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người ăn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn nhiều calorie, chất béo bão hòa và natri có liên quan tới tâm trạng tiêu cực hai ngày sau đó.

4. Ăn nhiều rau củ quả giúp bạn cảm thấy hài lòng

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí AJPH (Mỹ) năm 2016 với hơn 12.000 người Australia tham gia, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều rau củ quả có thể giúp con người hạnh phúc và hài lòng về cuộc sống hơn.

Trên thực tế, tiêu thụ 8 khẩu phần rau củ quả mỗi ngày có thể gia tăng sự hài lòng trong cuộc sống, tương đương với cảm xúc hạnh phúc khi bạn tìm được việc làm sau nhiều ngày bị thất nghiệp. Một khẩu phần rau củ quả tươi ước tính bằng 80gr.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng