Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ hay ốm bằng cách nào?

Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất và tăng cường vận động sẽ giúp cải thiện sức đề kháng

Môi trường sống của bé quá sạch, cản trở sự phát triển hệ miễn dịch?

Selen giúp duy trì hệ miễn dịch và phòng chống ung thư...?

5 mẹo giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Infographic: 10 thực phẩm ăn vào buổi sáng để tiêu hóa tốt, miễn dịch khỏe

Video: Chuyên gia dinh dưỡng "bật mí" 3 loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Lộc - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ dễ mắc bệnh trong những năm đầu đời do hệ miễn dịch còn non yếu. Đây cũng là vấn đề được cha mẹ quan tâm hàng đầu, trăn trở mỗi khi đưa con tới thăm khám. Dù ốm vặt hay ốm nặng, bệnh cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và tiêu tốn thời gian, tiền bạc của gia đình.

Bác sỹ Nguyễn Văn Lộc chia sẻ cha mẹ có thể nhận biết sớm dấu hiệu trẻ có sức đề kháng kém như: Trẻ hay ốm, sốt, ho, cảm cúm, viêm đường hô hấp... lặp lại trên 8 lần trong năm. Bé ốm đau thường xuyên cũng dẫn tới suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn… ảnh hưởng bất lợi tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ lâu dài.

Chính vì vậy, việc bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ ngay từ nhỏ là vô cùng quan trọng. Nếu được bảo vệ tốt trẻ sẽ khỏe mạnh, ít ốm đau, bệnh tật. Những trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng chính là những trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt về thể lực và trí não.

Những cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả:

Tiêm phòng vaccine đầy đủ

Biện pháp quan trọng đầu tiên là chủng ngừa vaccine đầy đủ để phòng tránh các bệnh nguy hiểm gây hại đến sức khỏe của trẻ. 

Cho trẻ bú sữa mẹ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, nên cho trẻ bú mẹ ngay những giờ đầu sau sinh và tiếp tục bú đến 24 tháng tuổi. Trong sữa mẹ có chứa nồng độ globulin cao, chất này có thể giúp hình thành yếu tố kháng thể giúp trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và bệnh đường hô hấp nói riêng. Mặt khác, nó còn có thể giúp ngăn chặn virus hiệu quả.

Bổ sung vitamin, dưỡng chất hợp lý

Ở trẻ nhỏ, vitamin đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ các hoạt động chức năng và gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch. Mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé bằng nguồn thức ăn phong phú hàng ngày như: Thịt, cá, trứng, sữa, rau quả... hoặc dạng thực phẩm bổ sung nếu trẻ mắc bệnh lý thiếu vitamin. 

Bé hay ốm có thể cho uống thêm thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch đường hô hấp theo chỉ dẫn bác sỹ, bổ sung các vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, sắt, kẽm, selen… cũng có tác dụng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

Ngủ nhiều hơn

Giấc ngủ ngon có thể thúc đẩy cơ thể tăng lượng bạch cầu, đồng thời tăng cường khả năng giải độc của gan. Trẻ em cần được chăm sóc kỹ để tránh nguy cơ bị mất ngủ vì tất cả những hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ chỉ ngủ được những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Trẻ mới sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới tập đi cần ngủ khoảng từ 12 - 13 giờ, những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo cần ngủ khoảng 10 giờ.

Các chuyên gia cũng cho biết, có thể tăng cường miễn dịch cho trẻ qua dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời nhiều hơn, giữ vệ sinh thân thể và nơi ở sạch sẽ để tiêu diệt nguồn vi khuẩn, virus lây bệnh. Với những trẻ hay ốm vặt, đề kháng yếu có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ