- Chuyên đề:
- Bạn cùng nhà
Nuôi thú cưng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Nuôi thú cưng có an toàn với trẻ nhỏ?
Cân nhắc kỹ khi nuôi 5 thú cưng sau
Muốn ngủ ngon, hãy để thú cưng trong phòng ngủ!
Nuôi rắn, vẹt, chuột để chữa bệnh
Những khó khăn phát sinh trong môi trường đại học có thể khiến nhiều sinh viên trở nên lo lắng, căng thẳng, đặc biệt khi bạn đang học tập ở Mỹ. Vì vậy, nhiều trường đại học ở quốc gia này đã lập ra chương trình Pet Your Stress Away (Tạm dịch: Thú Cưng Giúp Tránh Xa Căng Thẳng), đây là nơi sinh viên có thể tham gia và tương tác với chó hoặc mèo cưng để giúp giảm bớt căng thẳng.
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học bang Washington (WSU, Mỹ) đã chứng minh rằng ngoài việc cải thiện tâm trạng của sinh viên, các chương trình này thực sự có thể có lợi ích giảm căng thẳng sinh lý.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh lợi ích của việc nuôi thú cưng
Patricia Pendry, tác giả của nghiên cứu hiện đang công tác tại WSU, cho hay: “Chỉ 10 phút tương tác với thú cưng có thể mang lại các tác động đáng kể. Các sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi sau khi tương tác với mèo và cún cưng đã giảm cortisol đáng kể. Đây là một loại hormone gây căng thẳng.”
Đây là nghiên cứu đầu tiên đã chứng minh giảm mức cortisol của sinh viên trong quá trình can thiệp thực tế thay vì trong phòng thí nghiệm.
Theo đó, nghiên cứu có sự tham gia của 249 sinh viên đại học, được chia ngẫu nhiên vào bốn nhóm:
- Nhóm đầu tiên nhận được tương tác với mèo và chó trong 10 phút. Họ có thể nuôi, chơi đùa hoặc đưa thú cưng đi chơi.
- Nhóm thứ hai được vuốt ve thú cưng trong khi xếp hàng chờ đến lượt.
- Nhóm thứ ba đã xem trình chiếu ảnh các thú cưng tương tự.
- Nhóm thứ tư được cho vào danh sách chờ. Tức là những sinh viên này phải lặng lẽ xếp hàng chờ đến lượt mình trong 10 phút mà không được sử dụng điện thoại, đọc gì đó hoặc các tác động khác. Họ cũng được cho biết trước rằng sẽ được tương tác với thú cưng sau đó.
Mẫu cortisol trong nước bọt đã được thu thập từ mỗi người tham gia, bắt đầu vào buổi sáng khi họ thức dậy. Kết quả là lượng cortisol trong nước bọt của các sinh viên đã giảm đáng kể sau khi tương tác trực tiếp với thú cưng. Điều này đúng với cả những sinh viên có mức độ cortisol rất cao hoặc rất thấp khi mới bắt đầu nghiên cứu.
Tác giả Patricia Pendry nhận định: “Sinh viên thích tương tác với động vật và điều đó giúp họ có được những cảm xúc tích cực hơn. Điều chúng tôi muốn tìm hiểu là liệu việc tiếp xúc này có giúp sinh viên giảm căng thẳng theo cách ít chủ quan hơn không. Và điều thú vị là nó đã xảy ra. Theo thời gian, việc giảm hormone gây căng thẳng có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe thể chất và tinh thần.”
Hiện tại, nhóm nghiên cứu này đang tiếp tục công việc bằng cách kiểm tra tác động của chương trình thú cưng giúp phòng chống căng thẳng kéo dài bốn tuần. Kết quả sơ bộ rất tích cực. Họ hy vọng sẽ công bố kết quả cuối cùng trong tương lai gần.
Bình luận của bạn