Mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

5 cách mãn kinh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch

Mãn kinh sớm tàn phá cơ thể người phụ nữ thế nào?

Mãn kinh ảnh hưởng tới "chuyện ấy" như thế nào?

7 dấu hiệu của mãn kinh mà bạn có thể chưa biết

Mãn kinh ảnh hưởng tới "chuyện ấy" như thế nào?

Tăng huyết áp

Lượng hormone estrogen giảm sau khi mãn kinh sẽ khiến cơ tim và các mạch máu trở nên cứng và kém đàn hồi. Điều này làm cho máu gây áp lực nhiều hơn lên các bức tường của động mạch và gây tăng huyết áp. Tình trạng tăng huyết áp sẽ gây áp lực lên tim, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vì thế, hãy cố gắng kiểm soát tình trạng này bằng cách kiểm tra huyết áp thường xuyên để có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Cholesterol cao

Cholesterol cao ở phụ nữ mãn kinh được xem là thủ phạm phổ biến gây bệnh tim. Tình trạng thiếu hormone estrogen khi mãn kinh sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu LDL và làm giảm cholesterol tốt HDL, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ. Không chỉ cholesterol, mãn kinh cũng làm tăng triglyceride, loại chất béo có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, phụ nữ mãn kinh cần cắt giảm tiêu thụ các loại thực phẩm giàu cholesterol trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Tăng cân

Suy giảm estrogen khi mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Phụ nữ có nguy cơ cao bị tăng cân sau thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là xung quanh vùng bụng. Nguyên nhân là vì estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc đốt chất béo và việc thiếu hormone này sẽ dẫn đến sự tích tụ chất béo nhiều hơn trong cơ thể. Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh cũng làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến tăng cân và đặt bạn vào nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Để đối phó với tình trạng này, hãy duy trì trọng lượng cơ thể bằng cách tập thể dục mỗi ngày, hoặc ít nhất là đi bộ khoảng 30 phút/ngày để giảm nguy cơ bệnh tim.

Bệnh đái tháo đường

Nếu bị bệnh đái tháo đường, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn cũng sẽ cao hơnTuy nhiên, điều mà hầu hết mọi người không biết là sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường tăng khả năng kháng insulin hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đườngVì vậy, hãy kiểm tra lượng đường của bạn khi bắt đầu mãn kinh và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tim do bệnh đái tháo đường.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mãn kinh. Khi bước sang tuổi 50 và mức độ estrogen giảm, chức năng hoạt động của tim cũng bị ảnh hưởng. Những thay đổi về nội tiết tố không chỉ làm chậm nhịp tim mà còn dẫn đến tắc nghẽn, gây ra bệnh tim và tim mạch vành ở phụ nữ. Nguy cơ này sẽ càng tăng thêm nếu bạn bị tăng huyết áp. Do đó, bạn cần kiểm soát huyết áp và tham khảo ý kiến bác sỹ nếu có những triệu chứng của bệnh tim như chóng mặt và mệt mỏi.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp