Nếu bạn cảm thấy lạnh ngay cả khi những người xung quanh kêu nóng thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe
Bé bị sốt, có nên cho uống thuốc kháng sinh?
Làm gì khi bị sốt virus?
Mẹo trị cảm lạnh mùa hè đơn giản tại nhà
Cẩn trọng với 4 biến chứng khi bé bị cảm lạnh
Quá gầy
Trọng lượng cơ thể dưới mức trung bình, hay chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 18.5, dễ khiến bạn bị lạnh. Khi quá gầy, bạn thiếu lượng chất béo cần thiết để giữ ấm cơ thể. Tiếp đó, khi chỉ số BMI cứ thấp như vậy, có nghĩa là bạn ăn không đủ, từ đó thiếu lượng nhiệt cần thiết cho cơ thể. Hãy nghĩ đến chuyện tăng cân bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu protein và các chất béo có lợi cho sức khỏe.
Tuyến giáp hoạt động không tốt
Lúc nào cũng cảm thấy lạnh có thể là dấu hiệu của việc tuyến giáp không sinh ra đủ hormone. Điều này dẫn đến việc trao đổi chất bị cản trở khiến cơ thể không sinh ra đủ nhiệt. Các dấu hiệu khác cảnh báo tuyến giáp yếu là tóc mỏng, da khô và hay mệt mỏi.
Phụ nữ mang thai và phụ nữ trên 60 tuổi thường có vấn đề về tuyến giáp. Nếu bạn nghi ngờ tuyến giáp của mình có vấn đề, hãy liên hệ ngay với bác sỹ.
Cơ thể thiếu sắt
Nồng độ sắt thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cơn lạnh. Sắt là khoáng chất giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy khắp cơ thể, mang đến nhiệt và chất dinh dưỡng cho mọi tế bào. Nếu bị thiếu sắt, hồng cầu sẽ không hoạt động tốt và bạn sẽ hay bị lạnh.
Rau chân vịt giàu sắt
Sắt còn quan trọng ở chỗ nếu thiếu đi, tuyến giáp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Uống thêm sắt sẽ cải thiện vấn đề, nhưng tốt nhất là hấp thụ sắt thông qua các thực phẩm như: Thịt, trứng, rau xanh như rau chân vịt và hải sản.
Kém tuần hoàn
Nếu bàn tay và bàn chân lúc nào cũng lạnh trong khi cơ thể bình thường, có thể bạn gặp vấn đề về tuần hoàn. Nguyên nhân gây ra kém tuần hoàn có thể do bệnh tim mạch hoặc sự tắc nghẽn của động mạch khiến cho máu không lưu thông. Hút thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng này do làm co thắt mạch máu.
Một nguyên nhân khác có thể xảy ra là chứng Raynaud. Khi gặp lạnh, người mắc chứng bệnh này sẽ tím tái các đầu ngón tay và ngón chân do mạch máu bị co lại. Căn bệnh này có thể dùng thuốc để chữa trị, lưu ý tham khảo ý kiến bác sỹ để có chẩn đoán chính xác.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến phần não kiểm soát nhiệt độ cơ thể không làm việc. Hiện chưa có giải thích cho hiện tượng này, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị stress và chất lượng chất ngủ không đảm bảo, sẽ xuất hiện sự tụt giảm hoạt động của vùng dưới đồi, khu vực điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Khi thiếu ngủ, sự trao đổi chất cũng sẽ bị đình trệ, dẫn đến kém lưu thông máu và năng lượng.
Thiếu nước
Khi thiếu nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ
60 – 70% cơ thể người là nước, và nước giúp giữ nhiệt độ cho cơ thể. Nếu bạn uống đủ nước, nước trong cơ thể sẽ giữ lại nhiệt và giải phóng từ từ, giúp cơ thể bạn duy trì mức nhiệt phù hợp. Nước còn hỗ trợ sự trao đổi chất giúp nhiệt tản ra đều khắp cơ thể. Nếu bạn thiếu nước, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Hãy nhớ uống đủ nước, nhất là trước và sau khi tập thể thao.
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa những cơn lạnh. Cơ thể cần vitamin B12 để sản xuất hồng cầu, giúp vận chuyển oxy cho toàn hệ thống. Không hấp thụ đủ vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, khiến cơ thể dễ bị lạnh. Sự thiếu hụt này có thể xuất phát từ chế độ ăn kiêng nghèo nàn, bởi vậy hãy chú ý ăn thêm thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa.
Đái tháo đường có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên gây tê và đau ở bàn tay, bàn chân. Cùng với đó, bạn sẽ thấy lạnh ở những vùng này. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể phát triển mà bạn không hề hay biết. Nếu bạn bị đái tháo đường hoặc có những dấu hiệu của căn bệnh này (đi tiểu nhiều, cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên khát), hãy đến gặp bác sỹ.
Thiếu cơ bắp
Cơ bắp cũng tham gia vào việc sản sinh ra nhiệt cho cơ thể. Bởi vậy, thiếu cơ bắp có thể là nguyên nhân khiến bạn bị lạnh. Tập thể thao để tăng cơ bắp sẽ giúp nhiệt độ cơ thể tăng lên và hạn chế những cơn lạnh.
Bình luận của bạn