Những ai không nên ăn mồng tơi, rau ngót, rau dền?

Rau mồng tơi không tốt cho người bị sỏi thận

Thực phẩm vàng vỗ về giấc ngủ

Những loại trái cây mùa hè ăn vào dễ nóng

Kiêng ăn gì sau khi cắt Amidan?

Ăn uống ở người bệnh gout

7 loại thực phẩm không nên ăn cùng thịt gà

Rau mồng tơi

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Rau mồng tơi có đặc điểm nổi bật là chứa rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy này có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt. Do đó, người bị táo bón thường được khuyên dùng.

Rau mồng tơi được dùng phổ biến để nấu canh cua, luộc hoặc xào tỏi. Là loại rau dễ ăn nên được nhiều người ưa dùng. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Theo các bác sỹ Đông y, những người bị sỏi thận, tiêu chảy nên tránh ăn vì mồng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric. Hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ calci oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng. Ngoài ra, những người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng cũng không nên ăn.

Rau ngót

Rau ngót là loại rau giàu dinh dưỡng, rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Món canh rau ngót nấu thịt nạc băm là món ăn dân gian giản dị mà vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, rau ngót là một món ăn được cảnh báo với phụ nữ mang thai vì nó chỉ phát huy công dụng với phụ nữ sau sinh, hoặc sau sẩy thai, đẻ non, nạo phá thai.

Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên cẩn trọng khi ăn rau ngót.

Rau dền

Rau dền có hàm lượng chất sắt, calci cao nhất trong các loại rau tươi, vì vậy nên được khuyên dùng cho trẻ nhỏ ăn dặm. Tuy nhiên, khi chế biến, chỉ nên nấu chín tới rau dền vì nếu đun nhừ hoặc đun đi đun lại nhiều lần, rau dền sẽ bị nồng khó ăn và sản sinh ra những chất độc không có lợi cho sức khỏe.

Hơn nữa, rau dền chứa nhiều acid oxalic dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hay bệnh sạn thận. Ngoài ra theo Đông y, rau dền có vị lạnh nên những người có tính hàn, hay đi ngoài không nên ăn rau dền.

Đông Nhân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng