Tình trạng rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi
Người già chán ăn: Vì đâu nên nỗi?
Người già cô đơn, dễ mắc nhiều bệnh
Ngứa da khiến người già khó chịu
Lợi ích của việc đọc sách với người già
Tại sao NCT dễ bị rối loạn tiêu hóa?
Khi tuổi đã cao, sức đề kháng đã yếu thì nhiều loại bệnh có thể tấn công, trong đó các bệnh về đường tiêu hóa rất dễ gặp. Nhiều NCT than phiền mệt mỏi, không thèm ăn, không muốn ăn, họ không có cảm giác đói và cũng không có cảm giác thèm ăn như những năm về trước. Đây là một trong những nguyên nhân vì sự suy thoái dần dần của hệ tiêu hóa do tuổi tác nhất là sự giảm đáng kể bài tiết dịch vị (nước bọt, dịch vị, dịch ruột, dịch mật...).
Bên cạnh đó, khi tuổi đã cao, các cơ quan, bộ phận tiêu hóa ở người cao tuổi dần dần bị xơ teo nên họ rất hay bị nghẹn, điều này khiến cho sự co bóp của đường tiêu hóa cũng sẽ bị giảm, nhất là các cơ ở thực quản (có thể là do u chèn ép). Hệ thống cơ của hệ tiêu hóa và các men tiêu hóa bị suy giảm một cách đáng kể nên rất dễ dẫn đến hiện tượng sôi bụng, đầy hơi và đi ngoài phân không thành khuôn đặc biệt là ăn thức ăn chứa dầu mỡ, đạm.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở NCT
Ngoài ra, người cao tuổi cũng thường mắc các bệnh mạn tính. Do không được điều trị dứt điểm khi tuổi cao bệnh càng nặng thêm như bệnh về dạ dày, tá tràng (viêm, loét hoặc sa dạ dày). Bệnh sa dạ dày ở NCT có thể xảy ra lúc tuổi đã cao mà lúc còn trai tráng hoặc trung niên không gặp phải, lý do cũng có thể là do các cơ của thành dạ dày bị yếu dần đi theo tuổi tác. Mặt khác do NCT ít vận động, cơ dạ dày và cơ thành bụng đã bị suy giảm đáng kể làm cho người bệnh lúc nào cũng thấy đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu và chán ăn. Sa dạ dày ở NCT làm cho họ lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu hoặc rất ít ngủ).
Các bệnh rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ ở NCT có liên quan mật thiết với nhau và thường trở thành một vòng luẩn quẩn, tức là rối loạn tiêu hóa làm cho giấc ngủ không tốt, giấc ngủ không tốt lại làm cho rối loạn tiêu hóa tăng lên.
Phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa cho NCT thế nào?
Rối loạn tiêu hóa ở NCT nếu chỉ bị trong thời gian ngắn khoảng 2 - 3 ngày thì nhìn chung không gây biến chứng gì đặc biệt nếu được điều trị kịp thời và dứt điểm. Nhưng khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài quá lâu, sẽ có rất nhiều hệ lụy như những rối loạn nuốt có thể gây viêm phổi do sặc, nuốt nghẹn hoặc hội chứng kém hấp thu kéo dài khiến cho việc cung cấp chất dinh dưỡng bị thuyên giảm và bệnh nhân sẽ bị suy kiệt. Từ đó, bệnh nhân dễ dàng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu... cũng như suy dinh dưỡng sẽ làm nặng thêm các bệnh mạn tính đang có. Tiêu chảy cấp hoặc mạn đều gây mất nước, mất điện giải khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng.
Người nhà nên động viên NCT không bỏ bữa và ăn uống đầy đủ
NCT nên có chế độ ăn hợp lý, kết hợp với thể dục hàng ngày và có đời sống tinh thần thoải mái. Một số người cao tuổi còn chán ăn, không thèm ăn, người nhà nên động viên để họ không bỏ bữa, chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của người cao tuổi, lưu ý cung cấp các loại rau xanh và các loại hoa quả chứa nhiều chất xơ. Những người bị táo bón thì cho ăn thêm khoai lang luộc, canh rau mồng tơi, rau đay và uống đủ nước hàng ngày. Nếu bị bệnh dạ dày nên đi khám bác sỹ kịp thời để được tư vấn và điều trị.
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tăng cường vận động phù hợp với sức khỏe, khí công dưỡng sinh…cũng là những biện pháp tốt giúp cho việc tiêu hóa ở người cao tuổi được dễ dàng.
Ngoài ra, để dự phòng và hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, NCT có thể kết hợp sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa có trên thị trường. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm cũng như tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này.
Bình luận của bạn